14/01/2018, 00:55

45 câu hỏi thường gặp về thuế thu nhập cá nhân mà kế toán nên biết

45 câu hỏi thường gặp về thuế thu nhập cá nhân mà kế toán nên biết Câu hỏi thường gặp về thuế TNCN Câu hỏi thường gặp về thuế TNCN Trong quá trình thực hiện công tác quyết toán thuế thu nhập cá nhân, ...

45 câu hỏi thường gặp về thuế thu nhập cá nhân mà kế toán nên biết

Câu hỏi thường gặp về thuế TNCN

Trong quá trình thực hiện công tác quyết toán thuế thu nhập cá nhân, các bạn kế toán nhất là kế toán viên mới ra trường sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc. VnDoc.com xin tổng hợp những câu hỏi thường gặp về thuế TNCN để góp phần giải đáp những thắc mắc, trăn trở của bạn.

Mẫu tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân

Giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Tờ khai đăng ký thuế cho cá nhân nộp thuế TNCN

Thủ tục khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Câu hỏi 1: Tiền lương, tiền công của CNV tháng 6/2009 chi trả vào tháng 7/2009 có được miễn thuế TNCN?

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009 theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 12/8/2009 của Quốc hội đã hướng dẫn thì: Tiền lương, tiền công của CNV tháng 6/2009 chi trả vào tháng 7/2009 được miễn thuế TNCN.

Câu hỏi 2: Cá nhân mở một cửa hàng kinh doanh và cũng là nhân viên của một công ty. Hỏi thu nhập tính thuế TNCN của cá nhân đó có bao gồm thu nhập từ kinh doanh cửa hàng không?

Trả lời:

Căn cứ mục I, phần B, Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Vì vậy thu nhập từ kinh doanh cửa hàng của cá nhân đó cũng thuộc diện chịu thuế TNCN.

Câu hỏi 3: Cá nhân đuợc cơ quan đóng bảo hiểm nhân thọ 5 triệu/năm thì số tiền này có phải đóng thuế TNCN không?

Trả lời:

Theo điều 3 Luật thuế TNCN thì số tiền bảo hiểm do cơ quan mua cho cá nhân là thu nhập chịu thuế TNCN.

Câu hỏi 4: Gia đình tôi kinh doanh ngành ăn uống, tôi đã đóng thuế môn bài, thuế hàng tháng, vậy tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân nữa không? Cách tính thuế như thế nào?

Trả lời:

Từ 01/01/2009 gia đình bạn phải đóng các loại thuế Môn bài; GTGT và thuế TNCN (chuyển từ thuế TNDN sang nộp thuế TNCN).

- Cách tính thuế TNCN:

Thu nhập tính thuế từ kinh doanh = Tổng thu nhập chịu thuế - các khoản đóng góp BHXH, BHYT- Giảm trừ gia cảnh và từ thiện.

Sau đó áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần để xác định số thuế TNCN phải nộp.

Câu hỏi 5: Gia đình tôi có thuê 1 người giúp việc, vậy chi phí trả cho người giúp việc này có được kê khai giảm trừ vào thu nhập bản thân tôi không?

Trả lời:

Căn cứ mục I, phần B thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì chi phí thuê người giúp việc không được trừ khi xác định thuế TNCN phải nộp.

Câu hỏi 6: Tôi có 1 căn nhà duy nhất, tôi định bán căn nhà này để mua lại căn nhà khác nhỏ hơn, số tiền còn lại tôi làm vốn kinh doanh. Vậy tôi phải nộp thuế TNCN như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 2, mục III, phần A thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam là khoản thu nhập được miễn thuế.

Vì vậy, nếu bạn chỉ có 1 căn nhà duy nhất tại Việt Nam thì khi chuyển nhượng được miễn thuế TNCN.

Câu hỏi 7: Doanh nghiệp không có số thuế TNCN phải nộp trong năm thì có phải làm báo cáo quyết toán thuế TNCN không?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm 2.1.3, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không có khấu trừ thuế, có trách nhiệm kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định ...

Câu hỏi 8: Tất cả công nhân viên trong công ty đều cam kết tự kê khai nộp thuế TNCN khi ký kết hợp đồng lao động. Vậy, công ty có phải kê khai quyết toán thuế TNCN không?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì công ty phải có trách nhiệm khấu trừ số tiền thuế TNCN phát sinh hàng tháng và thực hiện kê khai và quyết toán số thuế TNCN theo mẫu 05/KK-TNCN theo đúng quy định.

Vì vậy công ty phải thực hiện kê khai, quyết toán thuế TNCN cho toàn bộ người lao động trong đơn vị theo đúng quy định không phụ thuộc vào cam kết trong hợp đồng lao động.

Câu hỏi 9: DN có hơn 400 lao động đã đăng ký cấp MST TNCN thì quyết toán thuế cho cả tổng số LĐ trên hay chỉ những người có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì cơ quan chi trả phải kê khai Quyết toán thuế đối với các khoản thu nhập mà cơ quan thực chi trả, không phân biệt người nhận thu nhập có mức thu nhập cao hay thấp.

Câu hỏi 10: Cá nhân đã về hưu (có lương hưu) vẫn đang công tác tại 1 DN được trả thu nhập hàng tháng quyết toán thuế TNCN như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội chi trả thuộc diện được miễn thuế TNCN vì vậy cá nhân không phải kê khai và quyết toán thuế TNCN đối với khoản thu nhập được miễn thuế. Các khoản thu nhập khác được kê khai, quyết toán thuế theo quy định.

Câu hỏi 11: Hai vợ chồng cùng làm một công ty có bố mẹ già và con thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điểm 3.1.3 , Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó.

Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì các đối tượng nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.

Câu hỏi 12: Các khoản ủng hộ quỹ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt trong thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 12/2009 có được trừ để tính thuế thu nhập cá nhân không?

Trả lời:

Theo quy định tại Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ tại chính thì các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được trừ khi xác định thu nhập tính thuế. Vì vậy khoản ủng hộ quỹ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt chi theo đúng quy định của Nhà nước được trừ toàn bộ khi quyết toán thuế TNCN.

Câu hỏi 13: Các khoản thu nhập về phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, độc hại theo hệ số, độc hại hiện vật, tiền thu nhập tăng thêm có phải chịu thuế TNCN không?

Trả lời:

Các khoản thu nhập về phụ cấp độc hại theo hệ số, độc hại hiện vật chi theo đúng quy định của Nhà nước thì sẽ được tính trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNCN. Nếu chi vượt quy định thì phần thu nhập vượt đó phải tính thuế.

Các khoản thu nhập về phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, tiền thu nhập tăng thêm là khoản có tính chất tiền lương, tiền công nên phải tính thuế TNCN.

Câu hỏi 14: Các khoản ủng hộ từ thiện cần có giấy tờ gì để được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế?

Trả lời:

Điểm 3.2, Mục I, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn: "Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phải là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của TW hoặc của Tỉnh cấp".

Câu hỏi 15: Lao động của Công ty đã được cấp MST ở cơ quan khác thi có được sử dụng MST này để kê khai thuế TNCN ở Công ty hay không?

Trả lời:

Tiết a, Điểm 3, Phần I, Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 quy định: "Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không còn tồn tại...".

Như vậy, Công ty vẫn sử dụng MST của lao động đã được cấp để kê khai, quyết toán thuế TNCN.

Câu hỏi 16: Doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân tại bảng kê 05A/KK-TNCN thì các cá nhân có phải làm tờ khai mẫu 09/KK-TNCN nữa không?

Trả lời: Theo điểm 4.2, Mục I, Công văn 451/TCT-TNCN ngày 8/2/2010 quy định Doanh nghiệp thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân theo mẫu 05A/KK-TNCN thì các cá nhân không phải thực hiện các thủ tục quyết toán thuế theo mẫu 09/KK-TNCN

Câu hỏi 17: Đề nghị hướng dẫn cụ thể về giảm trừ gia cảnh theo thực tế giảm trừ gia cảnh của 6 tháng cuối năm 2009

Trả lời:

  • Về giảm trừ cho bản thân người có thu nhập: Mức được giảm trừ là 24 triệu đồng (6 tháng x 4 triệu đồng/ tháng).
  • Về giảm trừ cho người phụ thuộc: Mức giảm trừ được tính theo số người phụ thuộc, số tháng được tính giảm trừ và mức tiền được trừ cho một người một tháng là 1,6 triệu đồng/người/tháng.

Câu hỏi 18: Khi thực hiện quyết toán qua CQCTTN thì cá nhân có phải thực hiện uỷ quyền quyết toán thuế TNCN thông qua đơn vị chi trả thu nhập hay không?

Trả lời:

Theo điểm 4.2, Mục I, Công văn 451/TCT-TNCN ngày 8/2/2010 quy định Cá nhân phải thực hiện uỷ quyền cho cơ quan chi trả theo Giấy uỷ quyền mẫu số 04-2/TNCN ban hành theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

Câu hỏi 19: Ông giám đốc có 2 nguồn thu nhập (Thành lập thêm một công ty ở Hải Dương) thì phải thực hiện kê khai quyết toán thuế TNCN như thế nào?

Trả lời:

Cá nhân đó có thu nhập tại 2 nơi nên phải tự quyết toán thuế với cơ quan thuế theo mẫu 09/KK-TNCN và phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN.

Câu hỏi 20: Doanh nghiệp không có phát sinh thuế TNCN hàng tháng thì có phải làm tờ khai thuế tháng không?

Trả lời:

Nếu đơn vị có thuế phát sinh phải khấu trừ hàng tháng thì mới phải kê khai theo mẫu biểu 02/KK-TNCN.

Câu hỏi 21: Trường hợp cán bộ hợp đồng làm việc từ tháng 1 – tháng 8/2009, hoặc cán bộ mới vào làm từ tháng 8/2009 thì kê khai như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp trong năm 2009 chỉ làm việc từ tháng 8/2009 (không làm việc đủ 6 tháng cuối năm) thì Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế TNCN hàng tháng.

Câu hỏi 22:

  • Điều kiện để thực hiện quyết toán thay cho cá nhân tại cơ quan chi trả thu nhập?
  • Cá nhân có 2 nguồn thu nhập thì cơ quan chi trả có thực hiện quyết toán không?

Trả lời:

- Điều kiện để thực hiện quyết toán thay cho cá nhân tại cơ quan chi trả thu nhập là:

  • Cá nhân có thu nhập duy nhất tại cơ quan chi trả thu nhập.
  • Cá nhân có giấy uỷ quyển quyết toán theo mẫu 04-2/TNCN gửi cơ quan chi trả thu nhập.

- Cá nhân có 2 nguồn thu nhập thì cơ quan chi trả thu nhập không thực hiện quyết toán thay mà cá nhân có thu nhập phải thực hiện quyết toán theo mẫu 09/KK-TNCN.

Câu hỏi 23:

Người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp từ tháng 1 – 8/2009, sau đó về nước, doanh nghiệp đã khấu trừ tiền thuế TNCN. Trường hợp này có thực hiện quyết toán tại cơ quan chi trả không?

Trả lời:

Trường hợp này cá nhân không có uỷ quyền quyết toán cho cơ quan chi trả thì không thực hiện quyết toán, chỉ khai vào biểu 05A/BK-TNCN. Số thuế đã khấu trừ nộp NSNN.

Câu hỏi 24: Tiền ăn ca của cán bộ có phải tính thuế thu nhập cá nhân không?

Trả lời:

Tiền ăn ca thực hiện theo văn bản quy định về tiền ăn ca của Bộ Lao động – TBXH thì không phải tính thuế TNCN nếu vượt định mức thì phải tính thuế.

Câu hỏi 25: Cá nhân A có thu nhập bình quân trong 6 tháng đầu năm 2009 là 3.000.000 đồng/người/tháng; thu nhập bình quân 6 tháng cuối năm là 5.000.000 đồng/người/tháng. Như vậy thu nhập bình quân năm 2009 là 4.000.000 đồng/ người/ tháng. Theo quy định cũ thì không phải đóng thuế TNCN. Theo cách tính mới (giảm 6 tháng đầu năm) thì phải đóng thuế TNCN. Người lao động thiệt thòi.

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 160/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính: "Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm căn cứ xác định số thuế thu nhập cá nhân được miễn là thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công mà đơn vị sử dụng lao động phải thanh toán cho cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009 không phân biệt thời điểm chi trả".

0