31/03/2021, 14:15

Hồn trương ba da hàng thịt - Bài 5

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI: Câu 1. Hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt: Trương Ba buồn khổ vì không được làm chính mình, còn xác hàng thịt lại nhạo báng linh hồn khiết tịnh của Trương Ba. Từ đó hai người tranh luận nhau. Qua đó, ...

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI:

Câu 1. Hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:


Trương Ba buồn khổ vì không được làm chính mình, còn xác hàng thịt lại nhạo báng linh hồn khiết tịnh của Trương Ba. Từ đó hai người tranh luận nhau. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc những thông điệp:


  • Thứ nhất, không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo. Nghĩa là không thể sống mà hành động và lý trí không thống nhất nhau.
  • Thứ hai, không thể sống dựa dẫm vào những gì không thuộc về mình.
  • Thứ ba, suy nghĩ có tốt đẹp đến mấy mà không điều khiển được hành động của bản thân mình thì cũng chỉ là vô ích.
  • Thứ tư, không thể nào tồn tại một tâm hồn đạo đức bên trong những hành động xấu xa, lỗ mãng.
  • Thứ năm, dù tốt đẹp đến đâu mà phải sống trong hoàn cảnh tội lỗi, ô uế thì dần dần cũng sẽ bị lây nhiễm những thói hư tật xấu.
  • Thứ sáu, sức mạnh của tiếng nói của bản thân vô cùng mạnh mẽ. Để chiến thắng được nó cần phải có một ý chí rất kiên cường và quyết tâm.


Câu 2. Những nguyên nhân khiến cho người thân của Trương Ba và chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ:


Trương Ba được sống lại nhưng lại không được trở về với đúng thể xác của mình. Ông phải mượn xác của anh hàng thịt. Nhưng Trương Ba vốn tính hiền lành, đạo đức. Còn anh hàng thịt lại vũ phu, lỗ mãng và thô kệnh. Vì vậy, mọi người rất khó thay đổi cách nhìn từ một người thô lỗ trở thành một người đạo đức, khiêm tốn, và đáng kính.
Xác thịt của anh hàng thịt tuy đã chết, tuy không có linh hồn nhưng tiếng nói của hắn vẫn còn tồn tại. Vì vậy, đôi khi linh hồn khiết tịnh của Trương Ba cũng bị lây nhiễm những thói hư tật xấu của anh hàng thịt.
Vợ anh hàng thịt sang đòi chồng, khiến Trương Ba rất khó xử. Còn vợ Trương Ba cũng khó mà nhìn nhận xác anh hàng thịt là chồng mình.


Thái độ của Trương Ba:


  • Trương Ba rất đau khổ và buồn bã vì sống mà không được làm chính mình.
  • Ông cảm thấy sợ xác của anh hàng thịt
  • Ông muốn gần gũi người thân, vợ con nhưng họ đều giữ khoảng cách với ông.
  • Ông khao khát được trở lại là chính mình.


Câu 3. Trương Ba nhập hồn vào xác hàng thịt. Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống:


  • Đối với Đế Thích, được sống là một điều rất ý nghĩa và quan trọng. Nhưng ông không để ý tới cách sống và mục đích sống của một con người khi được sống.
  • Còn Trương Ba, dù sống là điều rất quan trọng nhưng sống như thế nào còn quan trọng hơn. Với ông, chỉ khi được sống là chính mình, được làm chủ bản thân thì cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. Nếu sống mà không được làm chính mình thì thà không sống còn hơn.
  • Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại sự sống cho mình: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết” là rất đúng. Vì Đế Thích không hề để ý tới những rắc rối mà Trương Ba gặp phải. Đế Thích chỉ cần biết rằng ông có người để đánh cờ cùng mình.

Ý nghĩa màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:


Sự sống rất quan trọng nhưng điều quan trọng hơn nhất là được sống làm chính mình
Không thể sống dựa dẫm vào người khác, cũng như không thể trú ngụ vào nơi không thuộc về mình.
Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi được sống đúng là bản thân mình.


Câu 4. Trương Ba từ chối nhập và cu Tị vì:


Dù cu Tị là người tốt, không xấu xa như anh hàng thịt nhưng như vậy Trương Ba vẫn không được làm chính mình. Trong khi đó ông chỉ muốn được sống đúng với bản thân thân mình.
Trương Ba hiểu rằng nếu nhập vào cu Tị, sẽ còn có nhiều chuyện rắc rối xảy ra khi phải chứng kiến mẹ cu Tị đau đớn chấp nhận con mình chết nhưng nay nó lại hiện hữu ngay trước mắt.
Tóm lại, Trương Ba chỉ muốn được là chính mình. Ông không muốn vì mình mà làm khổ người khác nữa.


Câu 5. Cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn kết:


Cuối cùng Trương Ba cũng ra đi mãi mãi. Nhưng chính phút giây ấy lại là lúc ông sống mãi trong lòng mọi người với ấn tượng nguyên vẹn ban đầu là một người hiền lành, tử tế và tốt bụng.

Trương Ba chết, ông không còn được giúp đỡ vợ con, cháu chắt nữa, nhưng những điều tốt đẹp về ông vẫn còn được mọi người gìn giữ và nhớ mãi.

Ông chấp nhận sự ra đi là để giữ cho mình được trong sạch, được vẹn nguyên.

Kết thúc câu chuyện tuy có chút buồn khi Trương Ba phải chết nhưng lại là sự có hậu vì cuối cùng hồn Trương Ba vẫn gìn giữ được nét trong sạch của mình.


Luyện tập:

- Cuộc sống của Trương Ba chắc chắn sẽ có nhiều rắc rối hơn: Trương Ba có những suy nghĩ chín chắn, kì lại, già dặn trong hình hài một chú bé con, nhưng mặt khác, ông không thể làm được những việc mà ông muốn làm (liên quan đến thể lực và vị thế xã hội)

- Ý tưởng để viết một vở kịch:


+ Mẹ cu Tị không chấp nhận sự thật cu Tị duy nhất mà mình yêu thương lại là ông Trương Ba nhập vào
+ Trương Ba không được quay về sống với vợ con mà phải sống ở nhà chị Tí trong thân phận của đứa trẻ
+Trương Ba khó cư xử trước cái Gái – cháu nội của Trương Ba
+ Khi Trương Ba trở về nhà mình, lại một lần nữa làm mọi người một phen bị náo loạn
+ Mọi người trong gia đình Trương Ba vẫn không thể chấp nhật sự thật Trương Ba sống lại trong thân xác một đứa trẻ như vậy

Hồn trương ba da hàng thịt - Bài 5
Hồn trương ba da hàng thịt - Bài 5
0