12/07/2018, 23:33

Hỏi khó: Rồng phun lửa quá quen rồi nhưng khi đó hàm răng của chúng còn hay mất?

Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi khi phun lửa, "bộ nhá" của rồng có bị thiêu rụi không? Đảm bảo bạn sẽ cực bất ngờ đấy! Rồng có lẽ là sinh vật huyễn hoặc vĩ đại nhất mà con người tưởng tượng ra. Từ Á sang Âu, đều có sự xuất hiện của rồng trong văn hóa đại chúng. Rồng trong văn hóa phương ...

Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi khi phun lửa, "bộ nhá" của rồng có bị thiêu rụi không? Đảm bảo bạn sẽ cực bất ngờ đấy!

Rồng có lẽ là sinh vật huyễn hoặc vĩ đại nhất mà con người tưởng tượng ra. Từ Á sang Âu, đều có sự xuất hiện của rồng trong văn hóa đại chúng. Rồng trong văn hóa phương Đông là rồng nước, còn phương Tây là rồng lửa.

Rồng lửa thì ngầu khỏi nói, cứ xem cách mà Drogon của Mẹ Rồng tiêu diệt cả đoàn quân của Jamie Lannister trong nháy mắt, hay rồng Smaug nhấn chìm cả thị trấn Lake trong biển lửa, nó không về nhất thì cũng cũng về nhì nếu xét về mức độ hủy diệt!

Rồng lửa trong văn hóa phương Tây.
Rồng lửa trong văn hóa phương Tây.

Nhưng câu hỏi hôm nay là: Rồng phun lửa qua miệng đúng không, thế thì răng của chúng có sao không nhỉ?

Hầu hết các giả thuyết đều bác bỏ quan niệm rằng, rồng khạc ra lửa qua phổi và họng, vì chẳng có loài sinh vật nào thần thánh tới độ trữ cả lò lửa trong bụng được. Thay vào đó, rồng được cho là khạc ra luồng khí dễ cháy, rồi bùng lên nhờ tia lửa tạo thành giữa hai hàm răng.

Một giả thuyết cụ thể cho rằng khi phun lửa, loài rồng sẽ nín thở. Khí metan từ đường tiêu hóa, kết hợp với tác động từ enzyme giữa 2 hàm răng sẽ bắt lửa và bùng cháy khi được phun ra ngoài.

Rồng được cho là khạc ra luồng khí dễ cháy, rồi bùng lên nhờ tia lửa tạo thành giữa hai hàm răng.
Rồng được cho là khạc ra luồng khí dễ cháy, rồi bùng lên nhờ tia lửa tạo thành giữa hai hàm răng.

Dù cho rồng có phun lửa bằng cách nào đi chăng nữa, thì hàm răng của chúng cũng đều phải tiếp xúc với luồng lửa đó. Và đây mới chính là vấn đề.

Ta cứ tạm cho là răng rồng chống cháy được đi, nhưng mọi thứ đều có giới hạn chịu đựng. Như vi sinh vật cổ đại, có thể chịu được luồng thủy nhiệt lên tới 110 độ C. Gỗ cháy ở khoảng 260 độ C , còn khí methane cháy tỏa ra nhiệt khoảng 1.949 độ C.

Với mức nhiệt cao đáng sợ như vậy, liệu hàm răng của nó có còn nguyên vẹn sau những đợt phun lửa dữ dội không?

Với mức nhiệt cao đáng sợ như vậy, liệu hàm răng của nó có còn nguyên vẹn?
Với mức nhiệt cao đáng sợ như vậy, liệu hàm răng của nó có còn nguyên vẹn?

Đơn cử như răng người, khi tiếp xúc với lửa, sẽ nứt và vỡ ở khoảng từ 200 - 400 độ C. Đến 1.100 độ C, chân răng sẽ vỡ vụn và thân răng sẽ tan thành tro bụi. Vì vậy, ngay cả khi giả định răng rồng có cứng hơn đi nữa, thật khó để nó có thể chịu được sức nóng khủng khiếp cỡ nghìn độ như thế.

Nhưng có một điều nho nhỏ thế này: Đối với hầu hết các động vật có xương sống, bộ răng của cá thể trưởng thành không tồn tại suốt cuộc đời. Con người là một loài diphyodonts, nghĩa là có hai bộ răng liên tiếp. Các sinh vật khác, như cá mập là polyphyodonts, nghĩa là loài có răng rụng và mọc lại liên tục.

Vì vậy, có lẽ chúng ta nên xem xét khả năng rồng là một polyphyodonts chính hiệu. Khi những chiếc răng cũ rụng đi dưới sức nóng của lửa, những chiếc răng mới sẽ mọc lại ngay tại chỗ chiếc răng vừa rụng.

Nghe cũng khá hợp lí đấy chứ nhỉ? Biết đâu, khi phun lửa, nó lại phun luôn cả mấy mảnh răng vỡ, vừa tiện vừa tăng khả năng phá hủy đó chứ!

  • Những ghi chép về loài rồng "có thật" trong lịch sử
0