11/05/2018, 15:02

Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – P1

Câu 3 : Đồng chí hãy phân tích sự cần thiết của việc học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Liên Hệ việc thực hiện cuộc vận động ở cơ quan, đơn vị đồng chí ? BÀI LÀM – PHẦN 1 Sinh ra và lớn lên tại vùng quê thanh bình và giản dị, tôi được thừa hưởng cuộc sống hòa bình ...

Câu 3 : Đồng chí hãy phân tích sự cần thiết của việc học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Liên Hệ việc thực hiện cuộc vận động ở cơ quan, đơn vị đồng chí ?

BÀI LÀM – PHẦN 1

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê thanh bình và giản dị, tôi được thừa hưởng cuộc sống hòa bình trong thế kỷ XXI, được chứng kiến sự đổi thay của đất nước, như một bức tranh muôn màu sắc, tôi được học tập được tu dưỡng, trau dồii kiến thức và được tiếp xúc với nhiều bài học quý báu từ lời dạy của thầy từ câu nói của cô. Tất cả những bài học ấy luôn đọng trong tâm trí tôi như trang sách luôn sát cánh bên tôi vậy !

Tôi đặc biệt thích câu nói khi học Lịch sử lớp 12:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”

Câu nói ấy luôn luôn xuất hiện trong tâm chí tôi như một tuyên ngôn cho tôi vậy. khi nhắc tới cấu nói tôi lại cảm thấy cái gì đó thôi thúc tôi càng phải phấn đấu và rèn luyện nhiều hơn nữa.

Các bạn biết câu nói đó của ai không ?

Lãnh tụ, danh nhân Hồ Chí Minh đấy các bạn ạ. Được viết vào 19/12/1946 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đó chỉ là một câu nói trong rất nhiều câu nói mà tôi thích của Người, tất cả những gì thuộc về người tôi cũng đêu thích và tôn vinh như những ý nghĩa cao cả nhất.

Đã qua hơn 10 năm sống trong thế kỷ XXI nhưng tấm gương Hồ Chí Minh vĩ đại luôn được mỗi người dân Việt hướng tới. Sau gần 5 năm triển khai và thực hiện, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của cán bộ, đảng viên và người lao động. Thông qua nghiên cứu, học tập các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tiết kiệm và tinh thần tương thân, tương ái… đã giúp cho toàn bộ cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên, toàn dân trong tất cả các đơn vị có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Như vậy chúng ta có thể thấy được sự cần thiết của việc học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực. Được thể hiện cụ thể như sau:

Trong thời kỳ đổi mới với bao khó khăn và thử thách từ nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh và quốc phòng. Thực tiễn kinh tế – xã hội và những tình huống chiến lược cũng như những nhiệm vụ cụ thể nhiều khi chúng ta tỏ ra bế tắc chỉ vì việc học. Bế tắc không phải chúng ta không chú ý đến việc học tập đối với nền giáo dục quốc dân và đối với bộ máy nhân lực của Chính phủ chúng ta cũng đã làm được rất nhiều việc.

Nếu không, làm sao chúng ta đứng vững cho đến ngày nay với một nhà nước độc lập tự chủ, kinh tế phát triển đều đặn, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Vì vậy, xin được miễn nói những gì là thành tựu. Chỉ xin nói thêm về những thực trạng cần có đổi mới trong việc học tập cho cán bộ và công chức từ giáo huấn Hồ Chí Minh:

Chưa có chương trình cụ thể để gắn việc học với điều kiện của thực tiễn. Làm cái gì thì học cái đó trước, cái đó nhiều, cái đó suốt đời. Đưa người đã học vào bộ máy công chức là chính, lấy người chưa học là phụ (tránh tình trạng hiện nay: sinh viên thất nghiệp, công chức đi học tại chức!).
Đưa thực tiễn vào tất cả các khâu: phân bổ thời gian; bố trí con người “dạy thực tiễn” (như dạy sinh viên hành chính là trưởng phó phòng, chủ tịch, phó chủ tịch, dạy tiếp dân…).

Tiếp cận cách thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong nước với thế giới để tránh tình trạng bất cập có thể có: một bên là Việt Nam và một bên là thế giới còn lại!

Thiết nghĩ một trong những điều mà giáo huấn Hồ Chí Minh trở thành chính là giá trị “đi cùng thời đại” của những giáo huấn đó

1. Đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội

Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất, là một hình thái của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực và thang bậc giá trị được xã hội thừa nhận. Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi người sao cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội.

Đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính “bổn phận” diễn ra một cách tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tinh thần bên trong. Đạo đức của mỗi cá nhân chịu sự tác động của dư luận xã hội, cũng như sự tự kiểm tra bởi chính mình. Đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục và chức năng phản ánh.

Chức năng điều chỉnh hành vi:

– Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi làm cá nhân và xã hội cùng tồn tại và phát triển, bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng.
Loài người sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi, trong đó có chính trị, pháp quyền và đạo đức…
– Chính trị điều chỉnh hành vi giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia bằng các biện pháp đặc trưng như ngoại giao, kinh tế, hành chính, bạo lực…
– Pháp quyền và đạo đức điều chỉnh hành vi trong quan hệ giữa các cá nhân với cộng đồng bằng các biện pháp đặc trưng là pháp luật và dư luận xã hội, lương tâm. Sự điều chỉnh này, có thể thuận chiều, có thể ngược chiều.
– Điều chỉnh hành vi của đạo đức và pháp quyền khác nhau ở mức độ đòi hỏi và phương thức điều chỉnh.
Pháp quyền thể hiện ra ở pháp luật, là ý chí của giai cấp thống trị buộc mọi người phải tuân theo. Những chuẩn mực của pháp luật được thực hiện bằng ngăn cấm và cưỡng bức (quyền lực công cộng cùng với đội vũ trang đặc biệt, quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù…). Pháp quyền là đạo đức tối thiểu của mỗi cá nhân sống trong cộng đồng.

đòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa đối với các hành vi cá nhân. Phương thức điều chỉnh là bằng dư luận xã hội và lương tâm. Những chuẩn mực đạo đức bao gồm cả chuẩn mực ngăn cấm và cả chuẩn mực khuyến khích.

Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức bằng dư luận xã hội và lương tâm đòi hỏi từ tối thiểu tới tối đa hành vi con người đã trở thành đặc trưng riêng để phân biệt đạo đức với các hình thái ý thức khác, các hiện tượng xã hội khác và làm thành cái không thể thay thế của đạo đức.

– Mục đích điều chỉnh: bảo đảm sự tồn tại và phát triển xã hội bằng tạo nên quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân theo nguyên tắc hài hòa lợi ích cộng đồng và cá nhân (và khi cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng).
– Đối tượng điều chỉnh: Hành vi cá nhân (trực tiếp) qua đó điều chỉnh quan hệ cá nhân với cộng đồng (gián tiếp).
– Cách thức điều chỉnh được biểu hiện: Lựa chọn giá trị đạo đức; xác định chương trình của hành vi bởi lý tưởng đạo đức; xác định phương án cho hành vi bưỏi chuẩn mực đạo đức; tạo nên động cơ của hành vi bởi niềm tin, lý tưởng, tình cảm của đạo đức, kiểm soát uốn nắn hành vi bởi dư luận xã hội.

Chức năng điều chỉnh hành vi được thực hiện bởi hai hình thức chủ yếu.

– Xã hội và tập thể tạo dư luận để khen ngợi khuyến khích cái thiện, phê phán mạnh mẽ cái ác.
– Bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi cơ sở những chuẩn mực đạo đức xã hội.

* Chức năng giáo dục
Con người vươn lên “chân – thiện – mỹ”. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể của lịch sử. Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy.

Con người sinh ra bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội. Hệ thống ấy tác động đến con người và con người tác động lại hệ thống. Hệ thống đạo đức do con người tạo ra, nhưng sau khi ra đời hệ thống đạo đức tồn tại như là cái khách quan hoá tác động, chi phối con người.

Xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức mà các cá nhân chịu sự tác động. Ở đây, môi trường đạo đức: tác động đến đạo đức cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nhận thức để chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức là hiện thực hoá nội dung giáo dục bằng hành vi đạo đức. Các hành vi đạo đức lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân làm cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát triển thành thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức.

Hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội, cách thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trong quá trình giáo dục.

– Giáo dục đạo đức gắn với tiến bộ đạo đức:
Nhân đạo hóa các quan hệ xã hội và mức độ phổ biến nhân đạo hóa các quan hệ xã hội; sự hoàn thiện của cấu trúc đạo đức và mức độ phổ biến của nó…sẽ giúp chủ thể lựa chọn, đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, đánh giá đúng tư cách của người khác hay của cộng đồng cũng như tự đánh giá đúng thông qua mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương thức, hình thức và các bước đi của quá trình giáo dục sẽ giúp mỗi cá nhân và cả cộng đồng tạo ra các hành vi và thực tiễn đạo đức đúng.

Như vậy, chức năng giáo dục của đạo đức cần được hiểu một mặt “giáo dục lẫn nhau trong cộng đồng”, giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và cộng đồng;mặt khác, là sự “ tự giáo dục” ở các cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cộng đồng.

Bài viết liên quan

* Chức năng phản ánh

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh của đạo đức với hiện thực có đặc điểm riêng khác với các hình thái ý thức khác.

Đạo đức là phương thức đặc biệt của sự chiếm lĩnh thế giới con người. Nếu xét dưới góc độ bản thể luận, đạo đức là hệ thống tinh thần, được quy định bởi tồn tại xã hội. Nhưng xét dưới góc độ xã hội học thì hệ thống tinh thần (nhận thức đạo đức) không tách rời thực tiễn – hành động của con người. Do vậy, đạo đức là hiện tượng xã hội vừa mang tính tinh thần vừa mang tính hành động hiện thực.

* Sự nhận thức của đạo đức có đặc điểm:

– Hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giá trị đạo đức. Và đa số trường hợp có sự hòa quyện ý thức đạo đức với hành động đạo đức. (Khác những khoa học và ứng dụng nghiên cứu thành tựu khoa học có khoảng cách về không gian và thời gian).
– Nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại (hướng ra ngoài) và hướng nội (tự nhận thức – hương vào chính mình, chính chủ thể).
Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mức, giá trị, đời sống đạo đức của xã hội làm đối tượng. Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, trách nhiệm và nghĩa vụ, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống…, những “cách thức và phương tiện” tạo ra các giá trị đạo đức. Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhận thức đã chuyển hóa đạo đức của xã hội như là cái chung thành ý thức đạo đức của cá nhân như là cái riêng.

Nhận thức hướng nội (tự nhận thức), lấy bản thân mình – chủ thể đạo đức – làm đối tượng nhận thức. Đây là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi, đạo đức của mình với những chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng. Từ cách nhận thức này mà chủ thể hình thành phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống: sáng tạo hay chủ động, hy sinh hay hưởng thụ, vị tha hay vị kỷ, hướng thiện hay sa vào cái ác…

Trong tự nhận thức, vai trò của dư luận xã hội và lương tâm là to lớn. Dư luận xã hội là sự bình phẩm, đánh giá từ phía xã hội đối với chủ thể, còn lương tâm là sự phê bình. Cả hai đều giúp chủ thể tái tạo lại giá trị đạo đức của mình – giá trị mà xã hội mong muốn.

Từ nhận thức giúp chủ thể ý thức được trách nhiệm của mình và sẵn sàng để ho thành trách nhiệm đó. Trong cuộc sống có vô số những trách nhiệm như vậy. Nó luôn đặt ra trong quan hệ phong phú giữa chủ thể đạo đức với xã hội, gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng đội, tập thể, dân tộc, gia cấp, tổ quốc.

Nhận thức đạo đức (đạo đức phản ánh hiện thực) ở hai trình độ :
– Nhận thức đạo đức ở trình độ thông thường là ý thức thông thường, những giá trị riêng lẻ. Nó đáp ứng nhu cầu đạo đức thông thường đủ để chủ thể xử lý kịp thời trong cuộc sống và sự phát triển bình thường của xã hội. Mọi cá nhân đều có thể và cần phải ảnh ánh đạo đức ở trình độ này.
– Nhận thức đạo đức ở trình độ lý luận là những nhận thức có tính nguyên tắc được chỉ đạo bởi những giá trị đạo đức có tính tổng quát. Trình độ này đáng ứng những đòi hỏi của sự phát triển đạo đức và tiến bộ xã hội. Đây là yếu tố không thể thiếu được trong hệ tư tưởng và hành vi của các gia cấp cầm quyền.
– Nhận thức đạo đức đưa lại tri thức đạo đức, ý thức đạo đức. Các cá nhân, nhờ tri thức đạo đức, ý thức đạo đức xã hội đã nhận thức (trở thành đạo đức cá nhân). Cá nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng giá trị đạo đức xã hội trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện đạo đức (hiện thực hóa đạo đức).

 Xem tiếp Phần 2:

Chúc bạn hoàn thành xuất sắc bài thu hoạch của mình!

0