11/05/2018, 15:02

Quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền

Trước đổi mới, Đảng ta chưa dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, mặc dù trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng pháp luật và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo tinh thần Nhà nước pháp quyền ở mức độ nhất định. Bắt đầu từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ ...

Trước đổi mới, Đảng ta chưa dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, mặc dù trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng pháp luật và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo tinh thần Nhà nước pháp quyền ở mức độ nhất định. Bắt đầu từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1994), Đảng ta đã dùng khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội IX khẳng định “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) thông qua tại Đại hội XI khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân”.

Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta như sau:

Một là, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Ba là, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

0