25/05/2018, 16:59

Học bóc tách dự toán xây dựng

1. Dự toán xây dựng là gì Là một bảng tổng hợp toàn bộ các số liệu như bảng tổng hợp giá, bảng chi tiết giá, bảng phân tích đơn giá, phân tích vữa, nhân công, máy … dựa trên bản thiết kế kỹ thuật, hay bản thiết kế thi công. – Bản dự toán xây dựng được lập và ...

1. Dự toán xây dựng là gì

Là một bảng tổng hợp toàn bộ các số liệu như  bảng tổng hợp giá, bảng chi tiết giá, bảng phân tích đơn giá, phân tích vữa, nhân công, máy … dựa trên bản thiết kế kỹ thuật, hay bản thiết kế thi công.

– Bản dự toán xây dựng được lập và sử dụng làm căn cứ cho bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán bóc tách ra các chi phí liên quan.

hoc-boc-tach-du-toan-xay-dung

2. Bóc tách dự toán xây dựng.

2.1 Căn cứ bóc tách dự toán

Khi đã trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có khối lượng, giá trị thầu công trình. Phải căn cứ theo dự toán đã trúng thầu để bóc tách và lấy căn cứ hạch toán. 

Bóc tách dự toán xây dựng là gì: Là việc căn cứ trên bảng dự toán để lấy các  phí phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung, chi phí máy, chi phí lán trại, thu nhập trước thuế, rồi so sánh tổng giá trị từng hạng mục, từ tổng giá trị các hạng mục cộng lại so sánh giá trị của cả công trình.

Bước 1: Cần bóc tách vật liêu – nhân công – máy

– Cột “ TT”: là thứ tự các hạng mục công trình.

– Cột “ Tên công việc”: là tên các hạng mục theo dự toán tổng hợp đã được duyệt.

– Cột “ ĐVT”: là đơn vị tính của hạng mục đó thường là m3.

– Côt “ khối lượng”: là khối lượng của hạng mục theo dự toán, khối lượng tương ứng với tên của hạng mục công trình.

– Phần “ Đơn Giá” chia làm 4 cột bao gồm: “ vật liệu – NCTT – NC máy – máy” phần này ta lấy đơn giá ở dự toán công trình tương ứng với hạng mục và khối lượng công việc.

Lưu ý: Tuỳ từng hạng mục mà có đơn giá khác nhau, có hạng mục chỉ có đơn giá của “ vật liệu – NCTT” hoặc có hạng mục chỉ có “ NC máy-máy” tuỳ theo từng hạng mục công trình.

– Phần “ thành tiền “ chia làm 9 cột bao gồm “ Vật liệu – NCTT – NC máy – máy – phí # – chi phí chung – TNTT – thuế 10% – lán trại” chi tiết như sau:

+ Cột “ Vật liệu” = cột “ khối lượng” x cột “ đơn giá của vật liệu”

+ Cột “ NCTT” = cột “ Khối lượng” x cột “ đơn giá của NCTT”

+ Cột “ NC máy” = cột “ khối lượng” x cột “ đơn giá của NC máy”

+ Cột “ máy” = cột “ khối lượng” x cột “ đơn giá của máy”

+ Cột “ phí #” = tổng cột ( vật liệu + NCTT+ NC máy + máy) x 1.5 – 2% tuỳ từng công trình, ta phải xem ở trang dự toán tổng hợp để biết khi xây dựng dự toán để chi phí # bao nhiêu %.

+ Cột “ chi phí chung” = tổng cột ( vật liệu + NCTT+ NC máy + máy) x 4.5 – 6% tuỳ từng công trình, ta phải xem ở trang dự toán tổng hợp để biết khi xây dựng dự toán để chi phí chung bao nhiêu %.

+ Cột “ TNTT” = tổng cột ( vật liệu + NCTT+ NC máy + máy) x 5.5% tuỳ từng công trình ta phải xem ở trang dự toán tổng hợp để biết khi xây dựng dự toán để TNTT bao nhiêu %.

+ Cột “ Thuế 10%” = tổng cột ( vật liệu + NCTT+ NC máy + máy + chi phí # + chi phí chung + TNTT) x 10%

 + Cột “ chi phí lán trại” = tổng cột ( vật liệu + NCTT+ NC máy + máy + chi phí # + chi phí chung + TNTT+ thuế 10%) x 1-2% tuỳ từng công trình, ta phải xem ở trang dự toán tổng hợp để biết khi xây dựng dự toán để chi phí lán trại bao nhiêu %.

Kết luận: Sau khi kế toán bóc tách xong bảng chi phí này dựa vào số liệu tổng của bảng trên ta sẽ biết cách để hạch toán ( tổng các cột ở phần thành tiền phải bằng tổng dự toán công trình)

Bước 2: Tiếp theo bóc tách chi phí chi tiết nguyên vật liệu

Bóc tách bảng này kế toán sẽ biết chi tiết nguyên vật liệu của công trình là bao nhiêu để theo dõi xem vật tư đưa vào công trình thừa hay thiếu so với dự toán công trình. Bảng chia làm 2 phần: phần trên là chi tiết vật tư của các hạng mục, phần sau là tổng hợp xem cả công trình vật tư đó chiếm bao nhiêu.

– Cột “ TT”: là thứ tự các hạng mục

– Cột “ Tên vật liệu”: ta xem bên sheet “ tong CF” xem hạng mục nào có phần giá trị của vật liệu ta sẽ coppy dòng đó sang bên sheet “ VT-VL”. nếu trong dự toán không chi tiết các loại vật tư thì phải dùng quyển “ định mức xây dựng của bộ xây dựng “ để tra cứu xem hạng mục này bao gồm chi tiết các loại vật tư nào.

– Cột “ ĐVT”: là đơn vị tính của các loại vật tư đó

– Cột “ khối lượng” lấy giá trị giống bên sheet “ tong CF”

– Cột “ định mức” tra cứu giá trị này trong quyển “ định mức xây dựng của bộ xây dựng”

– Cột “ hệ số” lấy giá trị ở phần tổng của hạng mục ( hệ số là 1+% vật liệu khác)

– Cột “ Tổng VL” = cột “ khối lượng” x cột “ định mức” x cột “ hệ số”

– Cột “ Đơn giá”: ta tra đơn giá của các loại vật liệu trên ở quyển đơn giá do bộ xây dựng ban hành chi tiết cho từng huyện thuộc tỉnh nào đó.

– Cột “ thành tiền” = cột “ tổng VL” x cột “ đơn giá”. tổng tiền của cột thành tiền phải bằng cột “ vật liệu” bên sheet “ tong CF”.

Sau khi bóc chi tiết các hạng mục có vật liệu, ta làm 1 bảng tổng hợp bên dưới tổng hợp các hạng mục xem vật tư từng loại hết bao nhiêu.

Bước 3: Tiếp theo bóc tách chi phí Dầu Diezel, điện, xăng sử dụng trong công trình

Giống như bên sheet “ VT-VL” những phần có giá trị ở cột “ máy” bên sheet “ tong CF” ta coppy hạng mục  và khối lượng sang sheet “ Dau”. sử dụng quyển “ định mức xây dựng” và “ giá ca máy và thiết bị thi công” để tra cứu định mức sử dụng nhiên liệu của các loại máy móc. tuỳ từng mỗi hạng mục tra cứu xem hạng mục đó dùng loại máy móc gì ở quyển “ định mức xây dựng” và tra cứu định mức sử dụng nhiên liệu của từng loại máy ở quyển “ giá ca máy và thiết bị thi công”.

– Cột “ TT”: thứ tự hạng mục

– Cột “ hạng mục công việc”: tên các hạng mục có giá trị phần “ máy”

– Cột “ ĐVT” là đơn vị tính của hạng mục

– Cột “ khối lượng”: giá trị khối lượng lấy theo sheet “ tong CF”

– Cột “ ca”: lấy giá trị trong quyển “định mức xây dựng” xem dùng hết bao nhiêu ca máy

– Cột “ Tca” = cột “ khối lượng” x “ cột “ ca”

– Cột “ điện hoặc dầu “: tra số liệu ở quyển “ giá ca máy và thiết bị thi công” xem định mức sử dụng loại máy mình có như thế nào.

– Cột “ Tổng dầu”: bằng tổng cộng các cột “ Tca” cộng lại.

 

 

0