Hòa ước quí mùi
Hoà ước Quý Mùi (1883) hay còn có tên gọi là Hoà ước Harmand (phiên âm tiếng Việt là Hác-măng) được ký kết vào ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là François Jules Harmand - Tổng uỷ, đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp và ...
Hoà ước Quý Mùi (1883) hay còn có tên gọi là Hoà ước Harmand (phiên âm tiếng Việt là Hác-măng) được ký kết vào ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là François Jules Harmand - Tổng uỷ, đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp và đại điện của triều Nguyễn là Trần Đình Túc - Hiệp biện Đại học sĩ (Trưởng đoàn), Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư bộ lại (Phó đoàn). Hoà ước có tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam. Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp (thời Pháp thuộc).
Đầu thập niên 1880, Pháp quyết định xâm chiếm toàn bộ Bắc Kỳ và đã tiến hành các cuộc tấn công vào các tỉnh thành ở Bắc Kỳ, Năm 1882 Hà Nội thất thủ, rơi vào tay quân Pháp. Các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc được đặt vào tình trạng báo động. Một mặt nhà Thanh cho tăng cường việc phòng bị biên ải. Mặt khác quân Thanh vượt biên giới vào Bắc Kỳ với danh nghĩa giúp triều đình nhà Nguyễn. Sự có mặt của quân Thanh ở Bắc Kỳ đã dẫn tới cuộc Chiến tranh Pháp-Thanh với sự tham gia của quân Việt tại các tỉnh Bắc Kỳ phối hợp với quân Thanh đánh Pháp
Trong thời gian này, vua Tự Đức vừa qua đời, các phe phái trong triều đình bất hoà dẫn tới các vua Dục Đức rồi Hiệp Hoà được lập lên làm vua trong thời gian ngắn. Ngày 20 tháng 08 năm 1883, quân Pháp tấn công và chiếm lấy cửa biển Thuận An, cửa ngõ đường thủy chính lên kinh đô Huế. Trong hoàn cảnh nguy ngập bị Pháp uy hiếp sát kinh thành, triều đình đã cử Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư bộ lại xuống cửa biển Thuận An để điều đình với Pháp. Harmand đã đưa ra nhiều yêu sách ngang ngược và khắc nghiệt, gồm có 27 điều khoản và hạn cho triều đình Huế phải trả lời trong 24 giờ đồng hồ (như một tối hậu thư). Lúc này, triều đình Huế đang ở thế thua, không làm được gì hơn ngoài việc phải ký chấp nhận 27 điều khoản do Pháp đưa ra.
Triều đình Huế đã thừa nhận quyền bảo hộ của quân Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì nhập vào vùng đất Nam Kì thuộc Pháp. Các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh sáp nhập vào vùng đất Bắc Kì, Triều đình Huế chỉ được cai quan vùng Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ của Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở Bắc Kì sẽ thường xuyên kiểm soát việc quan lại triều đình, nắm mọi quyền trị an và nội vụ. Mọi việc ngoại giao kể cả với Trung Quốc đều do Pháp nắm giữ. Triều đình Huế phải cho quân đội rút khỏi Bắc Kỳ ngay.
Việt nam đặt dước sự bảo hộ của Pháp.Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì ( gồm cả Thanh- Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì giao cho triều đình quản lí. Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài ( kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ. Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ bắc kì về kinh đô Huế. Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc kì, được xử lí đội quân Cờ đen. Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước