04/06/2018, 11:07

Hoa hiên và công dụng của hoa hiên

Hoa hiên hay huyên thảo, vong ưu, nghi nam, lê lô, lộc thông, rau huyên (danh pháp hai phần: Hemerocallis fulva ) là loài thực vật bản địa châu Á, từ đông Kavkaz qua Himalaya đến Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và đông nam nước Nga. 1. TÊN GỌI KHÁC CỦA HOA HIÊN Huyên thảo, kim ...

Hoa hiên hay huyên thảo, vong ưu, nghi nam, lê lô, lộc thông, rau huyên (danh pháp hai phần: Hemerocallis fulva) là loài thực vật bản địa châu Á, từ đông Kavkaz qua Himalaya đến Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và đông nam nước Nga.

cay-hoa-hien

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA HOA HIÊN

Huyên thảo, kim châm, hoàng hoa thái, phắc chăm (Tày), rau huyên

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA HOA HIÊN

Rễ củ, lá và hoa. Rễ và lá thu hái quanh năm. Lá dùng tươi. Rễ phơi hoặc sấy khô. Hoa hái lúc chớm nở. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HOA HIÊN

Hoa chứa protein, chất béo, đường khử, vitamin A, C, các acid amin: adenin, cholin, arginin, ngoài ra còn có iodin. Rễ củ có asparagin.

4. CÔNG DỤNG CỦA HOA HIÊN

Chữa sốt, viêm đại tràng, lỵ, phù thũng, tiểu tiện khó, đái ra sỏi, sưng vú, chảy máu, đổ máu cam, nôn ra máu, viêm khớp. Ngày dùng 6-12g rễ hoặc 30-50g hoa, sắc hoặc ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, giã nát rễ hoặc lá tươi đắp lên chỗ sưng đau

5. TÊN KHOA HỌC CỦA HOA HIÊN

Tên khoa học của hoa hiên là HEMEROCALLIS FULVA L thuộc họ HEMEROCALLIDACEAE

6. MÔ TẢ CỦA HOA HIÊN

18_Sep_2014_030451_GMTh2

Cây cỏ, sống nhiều năm, có nhiều rễ củ. Lá hình dải hẹp, mọc xoè ra hai bên. Hoa hình loe kèn, màu vàng cam, 6-10 cái mọc trên một trục hoa phân nhánh. Quả hình 3 cạnh. Hạt màu đen bóng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA HOA HIÊN

Tháng 5-9.

8. PHÂN BỐ CỦA HOA HIÊN

Cây trồng làm cảnh.

Trên đây là một số thông tin vềhoa hiên, thành phần hóa học cũng như tác dụng của  hoa hiên được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam) 

0