Cây đương qui và công dụng của cây đương qui
Đương quy (tên khoa học: Angelica sinensis ) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Loài này được (Oliv.) Diels mô tả khoa học đầu tiên năm 1900. 1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY ĐƯƠNG QUI Đương qui có tên gọi khác là tần qui, can qui. 2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY ĐƯƠNG QUI Rễ. ...
Đương quy (tên khoa học: Angelica sinensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Loài này được (Oliv.) Diels mô tả khoa học đầu tiên năm 1900.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY ĐƯƠNG QUI
Đương qui có tên gọi khác là tần qui, can qui.
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY ĐƯƠNG QUI
Rễ. Thu hoạch vào mùa thu, đông, ở cây đã trồng năm thứ 2 hoặc 3. Cắt bỏ rễ con, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho se, sau đó phơi tiếp đến khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐƯƠNG QUI
Rễ chứa tinh dầu trong có ligustilid, n-butyliden phtalid, n-valerophenol, acid o-carboxylic, n-butylphtalid, ber-gapten, safrol, p-cymen, sesquiterpen, dodecanol, tetradecanol và vitamin B12.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐƯƠNG QUI
Chữa đau đầu do thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực, đau bụng, táo bón, tê bại, lở ngứa, mụn nhọt, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh. Ngày dùng 10-20g, sắc hoặc rượu thuốc. Để điều kinh, uống trước khi thấy kinh 7 ngày.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY ĐƯƠNG QUI
Cây đương qui có tên khoa học là ANGELICA SINENSIS (Oliv.) Diels thuộc họ APIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY ĐƯƠNG QUI
Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 40 – 60cm. Rễ rất phát triển. Lá mọc so le, cuống lá màu tím nhạt, có bẹ. Phiến lá xẻ 3 – 4 lần lông chim, mép khía răng. Hoa nhỏ màu trắng ngà, mọc tụ tập thành tán kép ở ngọn. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY ĐƯƠNG QUI
Tháng 6 – 8.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY ĐƯƠNG QUI
Cây nhập trồng ở nhiều nơi.
Trên đây là một số thông tin về cây đương qui, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây đương qui được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)