Hô hấp và các cơ quan hô hấp
BÀI 20: GIẢI BÀI TẬP HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh mục 1 - Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? - Hô hấp gồm những giai doạn chú yếu nào (hình 20 - 1) - Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp? Trả lời: - Sự thở (còn được gọi là sự thông ...
BÀI 20: GIẢI BÀI TẬP HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh mục 1 - Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? - Hô hấp gồm những giai doạn chú yếu nào (hình 20 - 1) - Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp? Trả lời: - Sự thở (còn được gọi là sự thông khí ở phổi) chí là biểu hiện bên ngoài, thấy được sự hó háp, sự trao đổi khí ở tế bào mới là thực chất của hô hấp. Cụ thể: * Sự trao đổi khí ở phổi: - ...
BÀI 20: GIẢI BÀI TẬP HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH
1. Lệnh mục 1
- Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
- Hô hấp gồm những giai doạn chú yếu nào (hình 20 - 1)
- Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
Trả lời:
- Sự thở (còn được gọi là sự thông khí ở phổi) chí là biểu hiện bên ngoài, thấy được sự hó háp, sự trao đổi khí ở tế bào mới là thực chất của hô hấp.
Cụ thể:
* Sự trao đổi khí ở phổi:
- Nhờ hoạt dộng của các cơ hô hấp làm thay dổi thể tích của lổng ngực mà ta thực hiện dược các dộng tác hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới, nhờ vậy mới có đủ O2 cung cấp thường xuyên cho máu.
- Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là 1 cử dộng hô hấp. Số cử động hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp.
- Sự trao đổi khí ở phối theo cơ chế khuếch tán (các khí được khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp):
* Sự trao đổi khí ở tế bào:
Sự trao đổi khí ở tế bào theo cơ chế khuếch tán (thuận chiều građien nồng độ) từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Các cơ quan hô hấp chỉ thực hiện 2 giai đoạn đầu là thông khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi.
- Chức năng quan trọng của hệ hô hấp là trao đổi khí, nhưng muốn có trao đổi khí liên tục thì khổng khí trong phổi phải được thường xuyên đổi mới nhờ chức năng thông klií ở phổi. Chức năng này được thực hiện nhờ sự phối hợp bởi hệ thần kinh, hệ cơ (lồng ngực và các cơ quan hô hấp) và các bộ phận của đường dẫn khí.
2. Lệnh mục II
- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí di vào phổi và dặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
- Đặc diểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bể mặt trao đổi khí?
- Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và của 2 lá phổi.
Trả lời:
* Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại - Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí:
- Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, dặc biệt ở mũi, phế quản.
- Tham gia bảo vệ phổi:
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.
+ Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.
+ Các tế bào limphô ở các hạch amiđan, V-A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.
* Đặc điểm cấu tạo của phổi giúp tăng bể mặt trao đổi khí:
- Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào thành ngực và lá tạng dính chặt vào phổi, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc không (0), làm cho phổi nở rộng và xốp.
- Có tới 700 - 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bé mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.
* Chức năng
- Chức năng của đường dần khí là dẫn không khí vào và ra khỏi phổi; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại. Chức năng này được thực hiện tốt nhờ dường dẫn khí có cấu tạo với những đặc điểm phù hợp sau:
+ Toàn bộ đường dẫn khí đều được lót nhẹ bởi niêm mạc và phần lớn có khả năng tiết chất nhày (làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ), có nhiều mao mạch (làm ấm không khí).
+ Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông, có tác dụng cản các hạt bụi lớn (làm sạch không khí và bảo vệ phổi).
+ Lớp niêm mạc khí quản có các lông rung chuyển động liên tục để quét các bụi bặm dính vào ra phía ngoài.
- Chức năng của phổi: trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi.
II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
1. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
Trả lời:
- Không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể.
- Vận chuyên CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
2. So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ?
Trả lời:
So sánh cấu tạo hệ hô hấp của người và thỏ:
* Giống nhau:
- Đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bời cơ hoành.
- Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.
- Đường dán khí đều có mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm, bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc.
- Bao bọc phổi có 2 lớp màng: lá thành dính vào ngực và lá tạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch.
* Khác nhau: Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.
3. Hãy giải thích càu nói: chỉ cần ngừng thở 3 - 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.
Trả lời:
Trong 3 - 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng dộ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
4. Nhờ đâu mà nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hoả, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu 02 (trong không gian vũ trụ, trong dám cháy, dưới dáy dại dương)?
Trả lời:
Nhờ có thiết bị cung cấp O2 đảm bảo sự hổ hấp bình thường mà nhà du hành vũ trụ, lính cứu hoả, thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong các môi trường thiếu O2.