Cấu Tạo Cơ Thể Người (Sinh Học 8)
BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI 1. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh 1 mục I Quan sát hình 2 - 1 và 2 - 2, kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau: - Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó. - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? - Những cơ quan nào nằm trên khoang ...
BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI 1. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh 1 mục I Quan sát hình 2 - 1 và 2 - 2, kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau: - Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó. - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? - Những cơ quan nào nằm trên khoang ngực? - Những cơ quan nào nằm trên khoang bụng? Trả lời: - Cơ thể người có 3 phần: đầu, thân và tay chân. Cơ thể người được bao bọc bởi da. - Có 2 khoang cơ ...
BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
1. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH
1. Lệnh 1 mục I
Quan sát hình 2 - 1 và 2 - 2, kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó.
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
- Những cơ quan nào nằm trên khoang ngực?
- Những cơ quan nào nằm trên khoang bụng?
Trả lời:
- Cơ thể người có 3 phần: đầu, thân và tay chân. Cơ thể người được bao bọc bởi da.
- Có 2 khoang cơ thể lớn nhất là khoang ngực và khoang bụng. 2 khoang này nằm ở phần thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.
- Khoang cơ thể chứa các cơ quan nội tạng:
+ Khoang ngực chứa: tim, phổi, khí quản, thực quản.
+ Khoang bụng chứa: dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuy, lách, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.
2. Lệnh 2 mục I
Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng 2.
|
Các cơ quan trong từng hộ cơ quan |
Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động |
|
|
Hệ tiêu hoá |
|
|
Hệ tuần hoàn |
|
|
Hệ hô hấp |
|
|
Hệ bài tiết |
|
|
Hệ thần kinh |
|
|
Trả lời:
|
Các cơ quan trong từng hộ cơ quan |
Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động |
Cơ và xương |
Giúp cơ thể vận động |
Hệ tiêu hoá |
Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá |
Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. |
Hệ tuần hoàn |
Tim và hệ mạch |
Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô -> Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào. |
Hệ hô hấp |
Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi |
Giúp cơ thể trao đổi khí (02 và C02). |
Hệ bài tiết |
Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái |
- Lọc máu. - Bài tiết nước tiểu. Duy trì tính ổn định của môi trường trong. |
Hệ thần kinh |
Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh |
Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh. |
Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có da, các giác quan, các hệ cơ quan là hệ sinh dục giúp duy trì nòi giống, hệ nội tiết giúp điều khiển, điều hoà quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng hoocmôn.
3. Mục II
Quan sát hình 2-3, hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì?
Trả lời:
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các hệ cơ quan trong cơ thể. Các mũi tên tập trung đến hệ thần kinh chứng tỏ chức năng của hệ thần kinh là vai trò chỉ đạo, điều hoà và sự liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể tạo thành thế thống nhất giúp các quá trinh sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.
Có thể hình dung mối quan hệ giữa các cơ quan theo sơ đồ sau:
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1 trang 10 SGK lớp 8:. Cơ thể người gồm mấy phần? Là những phần nào? Phần thân chứa những cơ quan nào?
Trả lời:
- Cơ thể người có 3 phần: đầu, thân và tay chân.
- Khoang cơ thể chứa các cơ quan nội tạng:
+ Khoang ngực chứa: tim, phổi, khí quản, thực quản.
+ Khoang bụng chứa: dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuy, lách, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.
Câu 2 trang 10 SGK lớp 8:. Bằng một ví dụ em hãy phán tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Giải thích cơ chế điều hoà huyết áp (cơ chế thần kinh):
Khi huyết áp tăng cao thì thụ thể áp lực ở mạch máu (trên xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ) tiếp nhận và báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não. Từ trung khu điều hoà tim mạch, xung thần kinh theo dây li tâm đến tim và mạch máu, làm tim giảm nhịp, giảm lực co bóp, mạch máu dãn rộng. Kết quả là huyết áp giảm xuống và trở lại bình thường. Sự thay đổi huyết áp ở mạch máu lúc này lại được thụ thể áp lực ở mạch máu tiếp nhận và thông báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não (liên hệ ngược).