25/05/2018, 14:32

Hổ Đông Dương

hay hổ Corbett (danh pháp khoa học: Panthera tigris corbetti) là một phân loài hổ được tìm thấy tại khu vực Campuchia, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan, miền nam Trung Quốc và Việt Nam. Tên gọi "hổ Corbett" có nguồn gốc từ tên gọi khoa học của nó là ...

hay hổ Corbett (danh pháp khoa học: Panthera tigris corbetti) là một phân loài hổ được tìm thấy tại khu vực Campuchia, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan, miền nam Trung Quốc và Việt Nam. Tên gọi "hổ Corbett" có nguồn gốc từ tên gọi khoa học của nó là Panthera tigris corbetti, và tên gọi này được đặt để ghi công Jim Corbett.

đực trưởng thành dài khoảng 2,55 – 2,85 m (8,37-9,35 ft), cân nặng khoảng 150-195 kg (330-430 lb), và có chiều dài hộp sọ tối đa khoảng 319-365 mm (13-14 inch). Một con hổ đực trưởng thành trung bình dài khoảng 2,74 m (9 ft) và cân nặng khoảng 180 kg (400 lb). Các cá thể lớn có thể cân nặng trên 250 kg (550 lb).

cái trưởng thành dài khoảng 2,30-2,55 m (7,55-8,37 ft), cân nặng 100-130 kg (221-287 lb), với hộp sộ dài tối đa 275-311 mm (11-12 inch). Một con hổ cái trưởng thành trung bình dài khoảng 2,44 m (8 ft) và cân nặng khoảng 115 kg (250 lb).

rất khỏe. Tại Việt Nam, có trường hợp đã được thông báo về một con hổ đực lớn bị giết năm 1984 gần biên giới Việt-Lào. Con hổ này dài tổng cộng 2,8 m (9 ft) và cân nặng khoảng 250 kg (550 lb), đã khủng bố các khu làng trong lãnh thổ của nó trong nhiều năm trước khi bị bắn hạ. Nó đã giết chết trên 10 con trâu trong các làng, cho dù có các cố gắng của dân cư để ngăn chặn điều này. Người ta nói rằng tại một làng đã dựng lên hàng rào cao 3 m (9,8 ft) xung quanh nơi nhốt gia súc, nhưng con hổ này vẫn có thể nhảy qua, giết chết một con bê, và nhảy ngược trở ra khi cắp theo con vật xấu số nặng khoảng 60 kg (130 lb). Con hổ này cuối cùng đã bị giết khi dân làng đặt bẫy tại xác một con trâu. Nó bị sa bẫy khi định tha con trâu đi và bị dân làng xả súng bắn hạ. Tuy vậy, xác con hổ chỉ được tìm thấy tại một dòng suối cách đó khoảng 2 km (1,2 dặm Anh)

tại Vườn thú Houston

sống ẩn dật trong rừng với địa hình đồi núi, phần lớn trong số đó nằm dọc theo biên giới giữa các quốc gia. Lối vào các khu vực này thường xuyên bị hạn chế cũng như ít nhà sinh vật học được cho phép vào để nghiên cứu thực địa. Vì lý do này, người ta biết tương đối ít về tình trạng của phân loài hổ này trong tự nhiên.

Người ta ước tính quần thể hổ Đông Dương có khoảng 1.227-1.785 con, nhưng có lẽ nằm ở nửa dưới của khoảng này. Quần thể lớn nhất có tại Malaysia, là nơi mà việc săn bắn trộm đã bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng tất cả các quần thể khác còn lại hiện đang ở tình trạng cực kỳ rủi ro do bị phân mảng (cô lập) môi trường sống cũng như do giao phối đồng huyết.

Tại Việt Nam, gần như ¾ số hổ bị giết đều là nguồn cung cấp một số vị thuốc cho y học cổ truyền như cao hổ cốt.

Số lượng hổ sẽ rất khó gia tăng trừ khi dân cư có thể nhận thấy một con hổ còn sống có giá trị cao hơn một con hổ đã chết. Một số tổ chức và cá nhân đã bắt đầu thực hiện ý tưởng này và hy vọng sử dụng hổ như là con vật có sức hấp dẫn trong du lịch sinh thái. Tại khu vực tỉnh Bình Dương, Việt Nam, tính đến tháng 3 năm 2007 có khoảng 41 con hổ do một số tư nhân, tổ chức nuôi nhốt. Hiện tại, số hổ này vẫn tạm thời được giao cho các cá nhân và tổ chức này này nuôi, tuy nhiên, giá trị bảo tồn của chúng không cao do khó xác định nguồn gốc và cũng không thể thả chúng trở lại vào rừng.

Vào thời điểm cuối năm 2010 Trung tâm Giáo dục về Thiên nhiên với trụ sở tại Hà Nội số hổ rừng tại Việt Nam đã xuống còn ít hơn 30 con.

0