25/05/2018, 14:00

Họ Cá phèn

(danh pháp khoa học: Mullidae) là các loài cá biển dạng cá vược sinh sống ở vùng nhiệt đới. Hiếm khi bắt gặp ở vùng nước lợ, các loài cá phèn nói chung gắns liền với các bãi đá ngầm trong Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đôi khi người ta ...

(danh pháp khoa học: Mullidae) là các loài cá biển dạng cá vược sinh sống ở vùng nhiệt đới. Hiếm khi bắt gặp ở vùng nước lợ, các loài cá phèn nói chung gắns liền với các bãi đá ngầm trong Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đôi khi người ta còn gọi chúng là cá đối đỏ nhưng không phải là cá thuộc họ Mugilidae (cá đối xám), mặc dù tên gọi cá đối đỏ hay được dùng cho các loài cá phèn của chi Mullus sinh sống trong khu vực Địa Trung Hải. Trong họ này có khoảng 6 chi và 55-70 loài.

Nhiều loài cá phèn có màu sắc dễ thấy; tuy nhiên chúng không phổ biến trong các bể nuôi cá cảnh. Thay vì thế, chúng là các loại cá thực phẩm có giá trị tại nhiều quốc gia. Loài cá phèn to lớn nhất, cá phèn hồng (Parupeneus barberinus) có thể dài tới 55 cm; nhưng phần lớn các loài khác có kích thước dài không quá một nửa kích thước này. Cơ thể chúng thuôn dài với các vây đuôi xẻ thùy và các vây lưng tách rời nhau.

Có lẽ cá phèn không được những người nuôi cá cảnh ưa chuộng là do thói quen kiếm ăn của chúng: Cá phèn là cá sống ở tầng đáy, chúng sử dụng một cặp râu dài thò ra từ cằm của chúng để lục lọi trong các trầm tích tầng đáy để kiếm thức ăn. Tương tự như những con dê, chúng tìm kiếm bất cứ thứ gì ăn được; từ giun, động vật giáp xác, động vật thân mềm tới những động vật không xương sống nhỏ khác đều có thể là thức ăn cho chúng.

Vào thời gian ban ngày, nhiều loài cá phèn sẽ tạo thành các bầy lớn không hoạt động (không kiếm ăn): các bầy đàn này có thể chứa cả cá cùng loài lẫn cá khác loài. Ví dụ, cá phèn vây vàng (Mulloidichthys vanicolensis) ở Hồng Hải và Hawaii thường được quan sát thấy bơi chung với cá hồng bốn sọc (Lutjanus kasmira). Trong những nhóm đồng hành như vậy, cá phèn vây vàng thay đổi màu sắc của chúng để phù hợp với màu của cá hồng.

Vào thời gian ban đêm, các bầy cá phân tán và mỗi con cá phèn sẽ bơi theo hướng riêng của nó để bới cát. Các loài sinh vật biển ăn đêm khác sẽ theo dõi những con cá phèn đang kiếm ăn, chờ đợi một cách kiên nhẫn các miếng mồi bị bỏ sót. Cá phèn sống ở vùng nước nông và chúng không lặn sâu quá 110 m. Một số loài, như cá phèn tàn nhang (Upeneus tragula) ở vùng biển ngoài khơi Đông Phi, có thể bơi vào cửa sông hay thậm chí vào trong sông, nhưng chúng không bơi quá xa vào đó.

Tất cả các loài cá phèn đều có khả năng thay đổi màu sắc, phụ thuộc vào hoạt động hiện thời của chúng. Một ví dụ đáng chú ý, cá phèn yên vàng (Parupeneus cyclostomus) sẽ thay đổi màu từ màu vàng chanh sang màu kem nhạt trong khi kiếm ăn. Các loài hoạt động suốt ngày đêm thường có xu hướng sống đơn độc, nhưng khi còn non thì sống thành bầy.

Cá phèn là những loài cá đẻ trứng ngoài biển cả; nghĩa là chúng sẽ đẻ nhiều trứng nhỏ trôi nổi trên mặt nước và các trứng này sẽ trôi theo dòng nước cho đến khi nở.

FishBase liệt kê 67 loài trong 6 chi:

Chi Mulloidichthys

  • Cá phèn Mexico, Mulloidichthys dentatus (Gill, 1862).
  • Cá phèn sọc vàng kim, Mulloidichthys flavolineatus (Lacépède, 1801).
  • Cá phèn vàng, Mulloidichthys martinicus (Cuvier, 1829).
  • Cá phèn Mimic, Mulloidichthys mimicus Randall & Guézé, 1980.
  • Cá phèn cam, Mulloidichthys pfluegeri (Steindachner, 1900).
  • Cá phèn vây vàng, Mulloidichthys vanicolensis (Valenciennes, 1831).
  • Chi Mullus
    • Cá phèn Argentina, Mullus argentinae Hubbs & Marini, 1933.
    • Cá phèn đỏ, Mullus auratus Jordan & Gilbert, 1882.
    • Cá đối đỏ
      • Mullus barbatus barbatus Linnaeus, 1758.
      • Mullus barbatus ponticus Essipov, 1927.
      • Cá đối đỏ sọc, Mullus surmuletus Linnaeus, 1758.
  • Chi Parupeneus
    • Cá phèn hai màu, Parupeneus barberinoides (Bleeker, 1852).
    • Cá phèn hồng, Parupeneus barberinus (Lacépède, 1801).
    • Cá phèn đầu nhọn, Parupeneus biaculeatus (Richardson, 1846).
    • Cá phèn chỉ vàng, Parupeneus chrysonemus (Jordan & Evermann, 1903).
    • Cá phèn sọc vàng, Parupeneus chrysopleuron (Temminck & Schlegel, 1843).
    • Cá phèn yên trắng, Parupeneus ciliatus (Lacépède, 1802).
    • Parupeneus crassilabris (Valenciennes, 1831).
    • Cá phèn yên vàng, Parupeneus cyclostomus (Lacépède, 1801).
    • Cá phèn Hồng Hải, Parupeneus forsskali (Fourmanoir & Guézé, 1976).
    • Cá phèn đỏ son, Parupeneus heptacanthus (Lacépède, 1802).
    • Cá phèn Ấn Độ, Parupeneus indicus (Shaw, 1803).
    • Parupeneus insularis Randall & Myers, 2002.
    • Parupeneus jansenii (Bleeker, 1856).
    • Parupeneus louise Randall, 2004.
    • Cá phèn râu dài, Parupeneus macronemus (Lacépède, 1801).
    • Cá phèn trân châu, Parupeneus margaritatus Randall & Guézé, 1984.
    • Parupeneus moffitti Randall & Myers, 1993.
    • Cá phèn nhiều sọc, Parupeneus multifasciatus (Quoy & Gaimard, 1824).
    • Parupeneus orientalis (Fowler, 1933).
    • Cá phèn đốm hông, Parupeneus pleurostigma (Bennett, 1831).
    • Parupeneus porphyreus (Jenkins, 1903).
    • Parupeneus posteli Fourmanoir & Guézé, 1967.
    • Parupeneus procerigena Kim & Amaoka, 2001.
    • Cá phèn hồng đỏ, Parupeneus rubescens (Lacépède, 1801).
    • Cá phèn đốm đen, Parupeneus signatus (Günther, 1867).
    • Cá phèn khoang đen, Parupeneus spilurus (Bleeker, 1854).
    • Cá phèn sọc kép, Parupeneus trifasciatus (Lacépède, 1801).
  • Chi Pseudupeneus
    • Cá phèn vảy to, Pseudupeneus grandisquamis (Gill, 1863).
    • Cá phèn khoang, Pseudupeneus maculatus (Bloch, 1793).
    • Cá phèn Tây Phi, Pseudupeneus prayensis (Cuvier, 1829).
  • Chi Upeneichthys
    • Cá phèn sọc lam, Upeneichthys lineatus (Bloch & Schneider, 1801).
    • Upeneichthys stotti Platell, Potter & Clarke, 1998.
    • Cá phèn phương Nam, Upeneichthys vlamingii (Cuvier, 1829).
  • Chi Upeneus
    • Cá phèn đuôi dải, Upeneus arge Jordan & Evermann, 1903.
    • Cá phèn bất xứng, Upeneus asymmetricus Lachner, 1954.
    • Upeneus australiae Kim & Nakaya, 2002.
    • Upeneus crosnieri Fourmanoir & Guézé, 1967.
    • Upeneus davidaromi Golani, 2001.
    • Cá phèn mạ vàng, Upeneus doriae (Günther, 1869).
    • Upeneus filifer (Ogilby, 1910).
    • Upeneus francisi Randall & Guézé, 1992.
    • Upeneus guttatus (Day, 1868).
    • Cá phèn Bensasi, Upeneus japonicus (Houttuyn, 1782).
    • Cá phèn sọc sẫm, Upeneus luzonius Jordan & Seale, 1907.
    • Upeneus mascareinsis Fourmanoir & Guézé, 1967.
    • Cá phèn một sọc hay cá phèn sọc vàng, Upeneus moluccensis (Bleeker, 1855).
    • Upeneus mouthami Randall & Kulbicki, 2006.[1]
    • Cá phèn lùn, Upeneus parvus Poey, 1852.
    • Cá phèn Por, Upeneus pori Ben-Tuvia & Golani, 1989.
    • Upeneus quadrilineatus Cheng & Wang, 1963.
    • Upeneus subvittatus (Temminck & Schlegel, 1843).
    • Cá phèn hai sọc, Upeneus sulphureus Cuvier, 1829.
    • Cá phèn sọc nâu vàng nhạt, Upeneus sundaicus (Bleeker, 1855).
    • Cá phèn vây sọc, Upeneus taeniopterus Cuvier, 1829.
    • Cá phèn tàn nhang, Upeneus tragula Richardson, 1846.
    • Cá phèn sọc vàng, Upeneus vittatus (Forsskål, 1775).
    • Upeneus xanthogrammus Gilbert
0