Họ Cá chìa vôi
(danh pháp khoa học: Syngnathidae) là một họ cá, bao gồm các loài cá ngựa (hải mã), cá chìa vôi và cá ngựa lá (Phyllopteryx). Tên gọi khoa học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là "quai hàm hợp lại" - syn nghĩa là hợp lại, cùng nhau, và gnathus nghĩa là ...
(danh pháp khoa học: Syngnathidae) là một họ cá, bao gồm các loài cá ngựa (hải mã), cá chìa vôi và cá ngựa lá (Phyllopteryx). Tên gọi khoa học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là "quai hàm hợp lại" - syn nghĩa là hợp lại, cùng nhau, và gnathus nghĩa là quai hàm. Đặc điểm quai hàm hợp lại là phổ biến trong toàn bộ họ này.
Các loài trong họ cá chìa vôi chủ yếu sinh sống trong các vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên khắp thế giới. Phần lớn các loài sinh sống tại các vùng nước nông ven bờ, nhưng có một vài loài sống ngoài biển khơi, đặc biệt tại khu vực gắn liền với các thảm tảo mơ (Sargassum). Các đặc điểm cơ bản của chúng là mõm thuôn dài, các quai hàm hợp lại, không có vây chậu, các tấm xương dày dạng giáp che phủ phần đầu. Lớp giáp tạo ra cho chúng một cơ thể cứng, sao cho chúng phải bơi bằng cách xòe rộng các vây của mình. Kết quả là chúng bơi khá chậm chạp so với các loài cá khác, nhưng có khả năng kiểm soát chuyển động của mình với độ chính xác cao, bao gồm cả lơ lửng tại chỗ trong suốt một thời gian dài.
Điểm độc đáo ở các loài cá này là sau khi cá cái đẻ trứng thì cá đực thụ tinh cho các quả trứng và mang chúng trong suốt thời kỳ ấp trứng. Có một vài phương pháp để chúng làm điều này. Cá ngựa đực có một túi chuyên biệt hóa ở bụng để chứa trứng, hải long đực thì gắn trứng vào đuôi còn cá chìa vôi đực thì tùy theo loài mà có các cách đựng trứng theo kiểu này hay kiểu khác.
- Phân họ Hippocampinae
- Hippocampus (cá ngựa)
- Histiogamphelus
- Phân họ Syngnathinae (cá chìa vôi)
- Acentronura Kaup, 1953
- Anarchopterus Hubbs, 1935
- Apterygocampus Weber, 1993
- Bhanotia Hora, 1926
- Bryx Herald, 1940
- Bulbonaricus Herald trong Schultz, Herald, Lachner, Welander & Woods, 1953
- Campichthys Whitley, 1931
- Choeroichthys Kaup, 1856
- Corythoichthys Kaup, 1853
- Cosmocampus Dawson, 1979
- Doryichthys Kaup, 1953
- Doryrhamphus Kaup, 1856
- Dunckerocampus Whitley, 1933
- Enneacampus Dawson, 1981
- Entelurus Duméril, 1870
- Festucalex Whitley, 1991
- Filicampus Whitley, 1948
- Halicampus Kaup, 1856
- Haliichthys Gray, 1859
- Heraldia Paxton, 1975
- Hippichthys Bleeker, 1849
- Hypselognathus Whitley, 1948
- Ichthyocampus Kaup, 1853
- Kaupus Whitley, 1971
- Kimblaeus Dawson, 1980
- Kyonemichthys Gomon, 2007
- Leptoichthys Kaup, 1853
- Leptonotus Kaup, 1853
- Lissocampus Waite & Hale, 1921
- Maroubra Whitley, 1948
- Micrognathus Duncker, 1912
- Microphis Kaup, 1853
- Minyichthys Herald and Randall, 1972
- Mitotichthys Whitley, 1948
- Nannocampus Günther, 1877
- Nerophis Rafinesque, 1810
- Notiocampus Dawson, 1979
- Penetopteryx Lunel, 1881
- Phoxocampus Dawson, 1977
- Phycodurus Gill, 1896
- Phyllopteryx Swainson, 1839[4]
- Pseudophallus Herald, 1940
- Pugnaso Whitley, 1948
- Siokunichthys Herald in Schultz, Herald, Lachner, Welander and Woods, 1953
- Solegnathus Swainson, 1839
- Stigmatopora Kaup, 1853
- Stipecampus Whitley, 1948
- Syngnathoides Bleeker, 1851
- Syngnathus Linnaeus, 1758
- Trachyrhamphus Kaup, 1853
- Urocampus Günther, 1870
- Vanacampus Whitley, 1951