Hình thái kinh tế - xã hội là gì? Mỗi hình thái kinh tế - xã hội được cấu thành từ những yếu tố cơ bản nào? Hiểu thế nào về luận điểm của C. Mác: “sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”? Nhân tố chủ quan đóng
Hình thái kinh tế - xã hội là gì? Mỗi hình thái kinh tế - xã hội được cấu thành từ những yếu tố cơ bản nào? Hiểu thế nào về luận điểm của C. Mác: “sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”? Nhân tố chủ quan đóng - Khái niệm “hình thái kinh tế - ...
Hình thái kinh tế - xã hội là gì? Mỗi hình thái kinh tế - xã hội được cấu thành từ những yếu tố cơ bản nào? Hiểu thế nào về luận điểm của C. Mác: “sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”? Nhân tố chủ quan đóng
- Khái niệm “hình thái kinh tế - xã hội" Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm hình thái kinh tế - xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định
- Khái niệm “hình thái kinh tế - xã hội"
Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm hình thái kinh tế - xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
- Các yếu tố hợp thành một hình thái kinh tế- xã hội
+ Phương pháp luận của sự phân tích các yếu tố cấu thành một hình thái kinh tế - xã hội:
Xã hội là tổng thể của nhiều lĩnh vực với những mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích đời sống xã hội, tiến hành trừu tượng hóa các quan hệ xã hội và phân tách ra những quan hệ sản xuất, tức là những quan hệ kinh tế tồn tại một cách khách quan, tất yếu không phụ thuộc vào ý chí con người, tiến hành “giải phẫu” những quan hệ đó. Đồng thời phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ phụ thuộc của nó với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực. Phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ vối toàn bộ những quan hệ xã hội khác, tức với những quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng chính trị - xã hội, từ đó cho thấy rõ xã hội là một hệ thống cấu trúc với các lĩnh vực cơ bản tạo thành. V.I. Lênin từng nhấn mạnh rằng: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
+ Các yếu tố cấu thành một hình thái kinh tế - xã hội:
Một là, các lực lượng sản xuất của xã hội ở một trình độ phát triển nhất định, đóng vai trò là cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội đó.
Hai là, hệ thống quan hệ sản xuất được hình thành trên cơ sở thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất, đóng vai trò là hình thức kinh tế của các lực lượng sản xuất đó; những quan hệ sản xuất này hợp thành một cơ cấu kinh tế của xã hội, đóng vai trò là cơ sở hạ tầng kinh tế của việc xác lập trên đó một kiến trúc thượng tầng nhất định.
Ba là, hệ thống kiến trúc thượng tầng được xác lập trên cơ sở hạ tầng kinh tế, đóng vai trò là các hình thức chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hoá.... của các quan hệ sản xuất của xã hội.
- Hiểu thế nào về luận điểm của C. Mác: sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trinh lịch sử - tự nhiên?
Theo c. Mác: sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Luận điểm đó được phân tích ở các nội dung chủ yếu sau dây:
Một là, sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,... trong đó, cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.
Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... của xã hội, suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội đó.
Ba là, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại và đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó, là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Nhân tố chủ quan đóng vai trò gì đối với tiến trình phát triển của lịch sử?
Trong khi khẳng định tính chất lịch sử - tự nhiên, tức tính quy luật khách quan của sự vận động, phát triển xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đồng thời khẳng định vai trò của các nhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử mỗi cộng đồng người cụ thể nói riêng. Đó là sự tác động của các nhân tố thuộc về điều kiện địa lý, tương quan lực lượng chính trị của các giai cấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng người, điều kiện tác động của tình hình quốc tế đối với tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người trong lịch sử, V.V.. Chính do sự tác động của các nhân tố này mà tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người có thể diễn ra với những con đường, hình thức và bước đi khác nhau, tạo nên tính phong phú đa dạng trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. Tính chất phong phú, đa dạng trong tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội có thể bao hàm những bước phát triển “bỏ qua” một hay một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, những sự “bỏ qua” như vậy đều phải có những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định.
Như vậy, lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người nói riêng vừa tuân theo tính tất yếu quy luật xã hội, vừa chịu sự tác động đa dạng của các nhân tố khác nhau, trong đó có cả nhân tố hoạt động chủ quan của con người, nó đóng vai trò là các nhân tố thuộc cơ chế vận động, phát triển của lịch sử nhân loại. Từ đó lịch sử phát triển của xã hội được biểu hiện ra là lịch sử thông nhất trong tính đa dạng và đa dạng trong tính thống nhất của nó.
- Ý nghĩa phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội
Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó hạt nhân là lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã cung cấp một phương pháp luận thực sự khoa học trong nghiên cứu về lĩnh vực xã hội.
Thứ nhất, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất và do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung. Vì vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội, mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình độ phát triển của phương thức sản xuất xã hội với cốt lõi là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực.
Thứ hai, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc nữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống động. Các phương tiện của đời sống xã hội tồn tại trong một hệ thống cấu trúc thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. Vì vậy, để giải chính xác đời sống xã hội cần phải sử dụng phương pháp luận trừu tượng hóa khoa học - đó là cần phải xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội để tiến lành phân tích các phương diện khác nhau (chính trị, pháp luật, văn hóa, khoa học,…) của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.
Thứ ba, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sự vận động, phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức là quá trình diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan, do vậy muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội. V.I. Lênin từng nhấn mạnh rằng: “Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó”.
Những giá trị khoa học trên đây của lý luận hình thái kinh tế - xã hội là những giá trị về mặt phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu về xã hội và lịch sử nhân loại, lịch sử các cộng đồng người, nó không thể thay thế cho những phương pháp đặc thù trong các quá trình nghiên cứu về từng lĩnh vực cụ thể của xã hội. V.I. Lênin từng dạy rằng: lý luận đó “không bao giờ có tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp... “duy nhất khoa học” để giải thích lịch sử”.
soanbailop6.com