Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân giữ vai trò gì đối với tiến trình lịch sử ? Tại sao? Từ hiểu biết về vai trò đó của quần chúng nhân dân có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào?
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân giữ vai trò gì đối với tiến trình lịch sử ? Tại sao? Từ hiểu biết về vai trò đó của quần chúng nhân dân có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào? - Khái niệm quần chúng nhân dân Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm quần chúng nhân dân ...
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân giữ vai trò gì đối với tiến trình lịch sử ? Tại sao? Từ hiểu biết về vai trò đó của quần chúng nhân dân có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào?
- Khái niệm quần chúng nhân dân Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm quần chúng nhân dân không đồng nhất với khái niệm “dân” trong lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, cũng không đồng nhất với khái niệm “công dân” trong luật học,...
- Khái niệm quần chúng nhân dân
Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm quần chúng nhân dân không đồng nhất với khái niệm “dân” trong lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, cũng không đồng nhất với khái niệm “công dân” trong luật học,... Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm này dừng để chỉ cộng đồng xã hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp, lực lượng xã hội,... có cùng lợi ích căn bản, phản ánh nhu cầu phát triển của lịch sử, liên kết nhau lại, có tổ chức, có lãnh đạo, tạo nên sức mạnh cộng đồng nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử, thúc đẩy sự phát triển xã hội ở mỗi thời đại, mỗi thời kỳ, mỗi lĩnh vực nhất định.
Với quan niệm đó có thể thấy những lực lượng cơ bản tạo thành cộng đồng quần chúng nhân dân có thể thay đổi theo những nhiệm vụ của lịch sử, nhưng về cơ bản thường phân tích từ những lực lượng sau đây:
Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đó là hạt nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân.
Thứ hai, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với cộng đồng nhân dân.
Thứ ba, những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Quan điểm duy vật lịch sử về vai trò của quần chúng nhân dân
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân đóng vai trò là:
+ Chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử;
+ Lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử.
Sở dĩ quần chúng nhân dân giữ vai trò như vậy là vì:
Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội - đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử.
Thứ hai, cùng với quá trình sáng tạo ra của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội; là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp “kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử. Hoạt động của quần chúng nhân dần là cơ sở hiện thực có ý nghĩa quyết định và là cội nguồn phát sinh những sáng tạo văn hóa tinh thần của xã hội. Mọi giá trị sáng tạo tinh thần dù qua phương thức nào thì cuối cùng cũng là để phục vụ hoạt động của quần chúng nhân dân và nó chỉ có ý nghĩa hiện thực một khi được vật chất hóa bởi hoạt động thực tiễn của nhân dân.
Thứ ba, quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Với ý nghĩa như vậy có thể nói: cách mạng là “ngày hội của quần chúng” và trong những ngày đó quần chúng nhân dân có thể sáng tạo ra lịch sử “một ngày bằng hai mươi năm”. Như vậy, những cuộc cách mạng và cải cách xã hội cần đến lực lượng quần chúng nhân dân và sức sáng tạo của quần chúng nhân dân cũng cần có những cuộc cách mạng và cải cách xã hội. Đó chính là biện chứng của quá trình phát triển xã hội.
- Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân phụ thuộc vào các điều kiện khách quan và chủ quan nào?
Theo quan điểm duy vật lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân đối với tiến trình lịch sử phụ thuộc vào những điều kiện nhất định như: trình độ phát triển của ; hương thức sản xuất, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp hay lực lượng xã hội, trình độ tổ chức xã hội, bản chất của chế độ xã hội, V.V.. Do vậy, việc phân tích vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân cần phải đứng trên quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử, cụ thể.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Lý luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân đã cung cấp một phương pháp luận khoa học quan trọng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn:
Thứ nhất, việc lý giải một cách khoa học về vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân đã xóa bỏ được sai lầm của chủ nghĩa duy tâm đã từng thống trị lâu dài trong lịch sử nhận thức về động lực và lực lượng sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người. Đồng thời, đem lại một phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu và nhận tính lịch sử cũng như việc nghiên cứu và đánh giá vai trò của mỗi cá nhân, thủ lĩnh, vĩ nhân, lãnh tụ trong cộng đồng xã hội.
Thứ hai, lý luận về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân đã cung cấp một phương pháp luận khoa học để các Đảng Cộng sản phân tích các lực lượng xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là, sự liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và đội ngũ trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. trên cơ sở đó tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp nhằm tạo ra động lực to lớn trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa đi tới thắng lợi cuối cùng.
soanbailop6.com