24/05/2018, 23:17

Hiệu quả sử dung vốn

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải đưa ra phương hướng ...

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải đưa ra phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nguồn như: vốn, nguồn nhân tài, vật lực... Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích và sử dụng hợp lý các nguồn sẵn có trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như chúng ta biết mọi hoạt động kinh tế của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đều nằm trong thế liên hoàn với nhau. Bởi vây, chỉ có tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc trong hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu nó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật- tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành và không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, qua phân tích kinh doanh, giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường hoạt động kinh tế, và quản lý doanh nghiệp, nhằm phát huy mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai, ...vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó một trong những yếu tố không thể thiếu được trong công tác này đó là công tác quản lý vốn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn hoạt động và sử dụng các nguồn vốn thì phải đảm bảo một số các điều kiện sau:

- Phải khai thác các nguồn vốn một cách triệt để ( tức là đồng vốn phải luân chuyển trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh nghiệp)

- Phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm

- Phải có phương pháp quản lý vốn một cách có hiệu quả( Không để nguồn vốn bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích...)

Ngoài ra doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng và huy động vốn. Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đó là phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích so sánh:

* Phương pháp so sách:

So sánh là một trong hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong hoạt động phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh và phân tích, giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh và cần thoả mãn một số điều kiện như: thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính...Xác định gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của so sánh tuy nhiên gốc thường được chọn đó là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kế hoạch, giá trị so sách có thể được lựa chọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân, nội dung so sách gồm:

- Khi so sánh giữa số thực hiện kỳ này với với số thực hiện kỳ trước ( năm nay so với năm trước, tháng này so với tháng trước...) để thấy rõ được xu hướng phát triển tài chính của doanh nghiệp. Nhằm đánh giá chính xác sự tăng, giảm về tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp để kịp thời đưa ra các phương sách khắc phục.

- So sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch để thấy được sự phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu của nghành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.

- So sánh chỉ tiêu dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sách theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy đựoc sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.

* Phương pháp tỷ lệ:

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính. Về nguyên tắc thì phương pháp tỷ lệ đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở so sách các tỷ lệ của doanh nghiệp với tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều nhóm tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng hoạt động của bộ phân tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích sử dụng những nhóm chỉ tiêu khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu thường được các doanh nghiệp sử dụng.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì các nhà phân tích có thể sử dụng nhiều phương pháp để kiểm tra, trong đó một số chỉ tiêu tổng quát như hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong đó:

Chỉ tiêu này được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho ta biết một đồng tài sản khi mang đi sử dụng sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt.

Đây là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn. Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, khả năng quản lý doanh nghiệp trong vấn đề sử dụng và mang lại lợi nhuận về từ những đồng vốn đã bỏ ra. Chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp kinh doanh càng có lời.

Có thể đưa ra những nhận xét khái quát khi mà ta đã phân tích và sử dụng ba biện pháp trên. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các biện pháp sử dụng thành công vốn trong việc đầu tư cho các loại tài sản khác như: tài sản cố định và tài sản lưu động. Do vậy, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến tới đo lường hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn mà còn trú trọng tới việc sử dụng có hiệu quả của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lưu động.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Để có được sự đánh giá có hiệu quả về công tác sử dụng vốn cố định thì phải đánh giá lại hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này cho biết đuợc một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Chỉ tiêu này cho ta biết được để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Hệ số này càng nhỏ càng tốt.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định có thể cho chúng ta bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả.

Bên cạnh đó thì việc đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp có thể sử dụng hai chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Trong kinh doanh thì chỉ tiêu luôn là một cơ sở vững chắc vì thông qua đó các nhà doanh nghiệp áp dụng vào trong doanh nghiệp. Cũng như vốn cố định, vốn lưu động cũng được các nhà quản lý sử dụng như một số chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu đảm nhiệm vốn lưu động:

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.

- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động:

Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Trong hoạt động sản xuất hay trong một chu kỳ kinh doanh thì đồng vốn càng có sự luân chuyển tốt ở nhiều hình thái khác nhau càng chứng tỏ việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả ở doanh nghiệp. Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn thì các doanh nghiệp không thể không sử dụng một số các chỉ tiêu cơ bản như:

Chỉ tiêu này còn chỉ ra được số luân chuyển của vòng vốn. Nếu số luân chuyển càng lớn thì chứng tỏ lợi nhuận mà nó tạo ra được càng cao và đồng vốn đó được doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả.

Chỉ tiêu này có thể chỉ ra một cách chi tiết về thời gian vòng vốn luân chuyển, vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.

Mặt khác, do vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: tiền mặt, các khoản phải thu,... nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta có thể dựa vào một số yếu tố, chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu như:

Trong hoạt động kinh doanh thì tỷ xuất thanh toán luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Nếu chủ động trong vấn đề này thì doanh nghiệp luôn tạo cho mình một chỗ đứng trên thương trường. Trong thực tế nếu tỷ xuất này >= 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn ngược lại nếu = < 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ điều này sẽ gây cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu tỷ xuất cao chứng tỏ doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn hay là doanh nghiệp đang trong tình trạng không biết tạo ra các cơ hội cho đồng vốn của mình.

Nếu như khả năng này =1 thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp rất chủ động trong việc hoàn lại số vốn do vay ngắn hạn...vậy doanh nghiệp có một nền tài chính có khả quan.

Mức hợp lý của các khoản phải thu sẽ được biểu hiện qua nó. Nếu doanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh thì các nguồn vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng dẫn đến việc doanh nghiệp không chủ động trong các vấn đề đầu tư hay luân chuyển vòng vốn dẫn đến các thiệt thòi cho doanh nghiệp.

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nếu các dòng vốn luân chuyển đi mà doanh nghiệp không biết bao giờ có thể thu lại được số vốn này thì nó sẽ không cho các nhà đầu tư có điều kiện để phát huy hết khả năng sử dụng đồng vốn của mình đồng thời các điều kiện về tài chính sẽ không được duy trì. Vậy đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có các phương pháp sử dụng hợp lý để đồng vốn có thể quay lại tay các nhà đầu tư trong thời gian ngắn nhất cùng với các lợi nhuận mà đồng vốn mang về.

Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản mà cả doanh nghiệp thường dựa vào đó, nó là cơ sở để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì có rất nhiều yếu tố tác động. Do vậy, các nhà quản lý khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn thì cần xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhằm mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

0