27/02/2018, 23:14

Hiện tượng sấm sét trước bão

Một trong số những thiên tai thường xảy ra nhất ở Mỹ hiện nay là bão sấm sét. Chính vì tính chất không thể đoán trước được của chúng mà đã có rất nhiều người chết trong thiên tai này so với các thiệt hại từ thiên tai khác. Thường thì không hề có bất cứ một cảnh báo trước nào cho hiện tượng này ...

Một trong số những thiên tai thường xảy ra nhất ở Mỹ hiện nay là bão sấm sét. Chính vì tính chất không thể đoán trước được của chúng mà đã có rất nhiều người chết trong thiên tai này so với các thiệt hại từ thiên tai khác. Thường thì không hề có bất cứ một cảnh báo trước nào cho hiện tượng này thế nhưng các nhà nghiên cứu trường đại học Tel Aviv đang cố gắng hết sức dựa vào tia chớp để có thể đoán trước địa điểm và thời gian bão có thể xảy ra.

Giáo sư Colin Price, điều phối viên trong “Dự án quốc tế nghiên cứu về sấm chớp” và là chủ nhiệm khoa vật lý học và địa lý học trái đất tại trường đại học Tel Aviv, đang nghiên cứu mối quan hệ giữa chớp và các luồng sét kéo sau đó. Một nghiên cứu kéo dài 3 năm có sự tham gia của các nhà khoa học từ 5 nước châu Âu, và hy vọng kết quả của nó sẽ được công nhận bởi các trung tâm dự báo thời tiết trên khắp thế giới. Mục đích là để phát triển hệ thống cảnh báo cho mọi người có thể theo dõi được tình hình bão. “Loại bão sấm sét này thì hoàn toàn khác biệt so với các trận lụt thông thường khác vì đây là hậu quả của việc băng tuyết tan nhanh. Các trận bão sấm sét thường diễn ra ngắn nhưng lại trút rất nhiều nước”. Đó là nhận xét của giáo sư Pricem một chuyên gia về sự thay đổi của khí hậu: “Chúng tôi đang dựa trên sự phóng xạ từ các luồng chớp để phát triển hệ thống có thể cảnh báo tương đối tới mọi người và có thể giảm thiểu thiệt hại về người.”
.
Như đã biết, hệ thống tia chớp có thể được sử dụng để gửi tín hiệu tới điện thoại di động, truyền dẫn RSS, thiết bị GPS và một số thiết bị khác để cảnh báo mọi người về hành trình của cơn bão và ngăn ngừa được thiệt hại.
.
“Dự báo cấp tốc” về bão

Không giống với các trận bão thông thường đến chậm và có dấu hiệu cảnh báo, bão sấm sét đặc biệt nguy hiểm bởi chúng ập đến nhanh và thường bắt nguồn tư sấm sét trong thời gian ngắn. Bằng cách đo sự phóng xạ từ các tia chớp mà các nhà nghiên cứu có thể định vị chính xác nơi nào có mật độ sét lớn nhất và mưa to tập chung ở vùng nào.

Một trận bão sấm chớp “hung bạo” đã dội những luồng sét đánh xuống chân ngọn núi nổi tiếng Rocky Mountains ngoại ô Denver, Colorado. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu mối liên hệ giữa sấm và những luồng sét kéo theo nó, (Ảnh:iStockphoto/David Parsons)

Các dữ liệu được thu tập để dự đoán nguồn gốc của trận bão và nơi nào mưa sẽ hoành hành- đó là những sự báo trước vô cùng quan trọng về ảnh hưởng của những trận bão như thế này phụ thuộc rất nhiều vào địa hình, độ dốc và thảm thực vật ở đó. “Dự báo cấp tốc” có thể giúp biết tình hình bão sau một vài giờ tiếp theo trong khi “dự báo trước thông thường” chỉ có thể cho bạn biết thông tin trước đó 1-2 ngày, thế nhưng điều này vẫn gây tranh cãi nhiều.

Nhìn vào thông tin về tình hình sấm sét thực tế, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Tel Aviv có thể biết được hành trình của cơn bão sẽ đi qua trong một vài giờ tiếp theo, và có thể cảnh báo mọi người về mức độ nguy hiểm của cơn bão. Một công cụ dự báo như thế chính xác hơn với các mẫu thời tiết sẽ trở thành hiện thực – theo như dự đoán của các nhà nghiên cứu khoa học sự thay đổi của khí hậu ngày nay.

Những luống thông tin cảnh báo về Bão sét

Một nghiên cứu từ dự án sét có thể được dùng để suy luận ở bất cứ nơi đâu trên thế giới bao gồm cả các vùng có xu hướng có nhiều bão sét ở Mỹ. Ví dụ, mạng lưới phát hiện sấm sét quốc gia Mỹ có thể dễ dàng áp dụng kết quả của dự án nghiên cứu Sét

"Đây sẽ trở thành một công cụ trong tương lai và nó sẽ được quan tâm nhiều hơn ở thập kỷ tới khi chúng ta tiếp tục sử dụng phương pháp phát hiện sét từ vệ tinh. Các dữ liệu thu được sẽ được sử dụng để dự đoán bão xảy ra ở bất cứ đâu. Nước Mỹ cũng bắn lên những vệ tinh với bộ theo dõi phát hiện sét và sẽ chụp ảnh cứ 15 phút một lần từ độ cao 36,000 km so với trái đất" giáo sư Price nhận định.

0