25/05/2018, 00:43

Hệ thống điều khiển tự động

Xuất phát từ yêu cầu công nghệ: cần thay đổi tốc độ, thay đổi hành trình làm việc của cơ cấu sản xuất ... Xuất phát từ chế độ làm việc của HT ĐKTĐ: khởi động, chuyển đổi tốc độ, hãm, đảo chiều, dừng máy ... Xuất phát từ ...

Xuất phát từ yêu cầu công nghệ: cần thay đổi tốc độ, thay đổi hành trình làm việc của cơ cấu sản xuất ...

Xuất phát từ chế độ làm việc của HT ĐKTĐ: khởi động, chuyển đổi tốc độ, hãm, đảo chiều, dừng máy ...

Xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật, kinh tế: điều chỉnh tốc độ, ổn định, chính xác cao, an toàn... và kinh tế.

Từ đó cần có những nguyên tắc ĐKTĐ để thực hiện được các yêu cầu trên, đồng thời tự động hạn chế các đại lượng cần hạn chế: dòng điện cho phép, mô men cho phép, tốc độ cho phép, công suất cho phép, ...

Điều khiển tự động theo nguyên tắc thời gian

. Nội dung

Có đồ thị khởi động ĐMđl với 2 cấp điện trở phụ:

- Trên hình 7-1, trình bày đặc tính khởi động: ((Iư), ((t), I(t) của động cơ điện một chiều kích từ độc lập, có 2 cấp khởi động (dùng điện trở phụ hạn chế dòng khởi động).

- Qua đồ thị khởi động ở trên, ta thấy: việc ngắn mạch các cấp điện trở phụ có thể xảy ra sau những khoảng thời gian nhất định:

+ Cấp thứ nhất được ngắn mạch sau khoảng thời gian t1 kể từ khi bắt đầu khởi động.

+ Cấp thứ 2 được ngắn mạch sau khoảng thời gian t2 kể từ khi bắt đầu ngắn mạch cấp 1...

- Các tín hiệu điều khiển ở các thời điểm trên được tạo ra nhờ các rơ le thời gian. Thời gian duy trì của các rơ le thời gian hiện nay có thể đạt: td.tr = 0,05s ( 2 h, và lớn hơn.

- Thời gian thực hiện các cấp khởi động (tdtr.kđ) được xác định theo tính toán quá trình quá độ của hệ thống TĐĐ TĐ.

Khi M(() [ hay I(() ] là tuyến tính thì thời gian quá trình quá độ giữa hai cấp tốc độ là:

tôđ=TcilnMđgiMđgi+1=JβlnMđgiMđgi+1=Jωi+1−ωiMđgi−Mđgi+1lnMđgiMđgi+1alignl { stack { size 12{t rSub { size 8{ ital "ôđ"} } =T rSub { size 8{ ital "ci"} } "ln" { {M rSub { size 8{ ital "đgi"} } } over {M rSub { size 8{ ital "đgi"+1} } } } = { {J} over {β} } "ln" { {M rSub { size 8{ ital "đgi"} } } over {M rSub { size 8{ ital "đgi"+1} } } } } {} # " "=J { {ω rSub { size 8{i+1} } - ω rSub { size 8{i} } } over {M rSub { size 8{ ital "đgi"} } - M rSub { size 8{ ital "đgi"+1} } } } "ln" { {M rSub { size 8{ ital "đgi"} } } over {M rSub { size 8{ ital "đgi"+1} } } } {} } } {} (7-1)

- Thời gian chỉnh định của rơ le thời gian để thực hiện gia tốc từ tốc độ thứ i đến tốc độ thứ i+1 là:

tcđ = tqđ - to (7-2)

Trong đó: tqđ - là thời gian quá độ giữa 2 cấp tốc độ.

to - là thời gian tác động của các thiết bị, khí cụ trong mạch có liên quan đến sự tác động của rơ le thời gian.

Các mạch điển hình:

* Mở máy động cơ điện một chiều 2 cấp điện trở phụ

1) Sơ đồ:

2) Nguyên lý làm việc:

* Khởi động động cơ:

- Đóng các cầu dao 1CD, 2CD, dẫn đến cuộn dây rơ le thời gian 1RTh(11-10) có điện, tiếp điểm 1RTh(13-15) mở ra, đảm bảo cho các cuộn dây công tắc tơ 1G(15-10), 2G(17-10) không có điện, và như vậy các điện trở phụ Rưf1 , Rưf2 , sẽ đều tham gia trong mạch phần ứng.

- ấn nút M thì cuộn dây K(9-10) có điện, các tiếp điểm K(1-3), K(6-8) đóng lại, dẫn đến động cơ Đ được khởi động với toàn bộ điện trở phụ trong mạch phần ứng: Rưf( = Rưf1 + Rưf2 , theo đặc tính 1. Tiếp điểm K(7-9) đóng lại để duy trì cho công tắc tơ K khi thôi ấn M. Các tiếp điểm K(1-3), K(6-8) đóng lại, làm cho cuộn dây 2RTh(4-6) có điện, tiếp điểm 2RTh(15-17) mở ra, đảm bảo cho cuộn dây 2G(17-10) không có điện.

K(5-11) mở, K(5-13) đóng, làm 1RTh(11-10) mất điện, sau thời gian chỉnh định của 1RTh (( t1) thì 1RTh(13-15) đóng, làm cho 1G(4-6) đóng, ngắn mạch Rưf1 , động cơ Đ khởi động sang đặc tính 2, tương ứng với Rưf2 .

Tiếp điểm 1G(4-6) đóng lại, làm 2RTh(4-6) mất điện, sau thời gian chỉnh định của 2RTh (( t2 - t1), thì 2RTh(15-17) kín lại, làm 2G(17-10) có điện, và 2G(2-4) đóng lại, ngắn mạch Rưf2 , động cơ Đ chuyển sang đặc tính cơ tự nhiên và sẽ tới làm việc ở điểm xác lập XL .

* Dừng động cơ:

- ấn nút D làm cuộn dây K(9-10) mất điện, và K(1-3) mở, K(6-8) mở, làm phần ứng Đ mất điện, và 2RTh(4-6) mất điện; K(7-9) mở ra, K(5-13) mở, K(5-11) kín lại, làm 1RTh(11-10) có điện lại, chuẩn bị khởi động lần sau.

* Phương trình đặc tính cơ:

ω=UKΦ−R­+R­fΣ(KΦ)2M size 12{ω= { {U} over {KΦ} } - { {R rSub { size 8{­} } +R rSub { size 8{­fΣ} } } over { ( KΦ ) rSup { size 8{2} } } } M} {} (6-3)

* Phương trình đặc tính quá trình quá độ khi khởi động:

Trang 205

( = (XL + ((bđ + (XL).e-t/Tc (7-4)

M = Mc + (M1 - Mc).e-t/Tc (7-5)

* Thời gian khởi động:

tkđ =Ġ (7-6)

* Thời gian chỉnh định của các rơ le thời gian:

RTh: tcđ.1RTh = tkđ.1 - [t(k) + t(1G)] (7-7)

2RTh: tcđ.2RTh = tkđ.2 - [t(2G)] (7-8)

Vì [t(K) , t(1G) , t(2G)] << tkđ , nên: tcđ ( tkđ . Đồ thị: hình 7 -31.

Nhận xét

1) ảnh hưởng của mômen tải Mc (khi UL =const, R= const):

- Ví dụ: Có đồ thị khởi động ĐMđl với 2 cấp điện trở phụ:

- Khi Mc tăng thì Mđộng tăng, quá trình quá độ tăng.

- Khi mô men tải Mc hay dòng tải Ic tăng, mô men động giảm, thời gian quá độ tăng (quá trình quá độ bị giảm gia tốc).

- Vì Mc( > Mc (hay Ic( > Ic) nên M(động = (M - Mc() < Mđộng do đó quá trình gia tốc chậm lại. Ban đầu ( tăng đến (1( ((1( < (1), tức là cấp 1 ở điểm b1 thì đã hết thời gian chỉnh định của RTh nên phải chuyển sang cấp 2, tức sang điểm c1, cứ như vậy chuyển đổi từ d1 sang e1, v.v... Như vậy, khi khởi động mà Mc (hay Ic) tăng lên, sẽ dẫn đến quá tải, hay quá dòng cho phép.

- Phương trình đặc tính quá độ lúc này:

(b1 = (XL + ((bđ - (XL).e-t1/ Tc (7-9)

M = Mc + (M1 - Mc).e-t/ Tc (7-10)

Tc = J.((XL - (bđ) / (M1 - Mc() (7-11)

2) ảnh h ưởng của mô men quán tính J (hay GD2):

- Khi J tăng thì Tc cũng tăng và như vậy (b1, (d1, ... giảm, tương tự trường hợp Mc tăng.

Tc = J.((XL - (bđ) / (M1 - Mc) (7-12)

3) ảnh h ưởng của áp lưới UL (khi Mc = const, R = const):

- Đối với động cơ điện một chiều:

Khi UL giảm thì (0 = (UL / K() cũng giảm xống, nếu phụ tải Mc = const thì mô men động cơ sẽ giảm, gia tốc giảm, quá trình quá độ sẽ kéo dài (hay thời gian khởi động, hãm, ... tăng).

Nếu giữ cho (0 = const thì mô men M = K(I ( const, và dòng điện I sẽ tăng, có thể I > Icp .

- Đối với động cơ không đồng bộ: f = const, M ( U2 , nên UL giảm thì M giảm mạnh, mô men động giảm, tốc độ chuyển đổi giảm, và thời gian quá độ tăng (thời gian khởi động, hãm, đảo chiều, ... tăng).

4) ảnh hưởng của điện trở R (khi UL = const, Mc = const):

- Các điện trở dây quấn của khởi động từ, công tắc tơ, rơ le, động cơ, ... khi nhiệt độ thay đổi thì điện trở sẽ bị thay đổi, thời gian chỉnh định thay đổi, nhất là các quá trình khởi động, hãm, đảo chiều ... mà dùng điện trở phụ thì khi nhiệt độ tăng, điện trở tăng, thời gian chỉnh định giảm, mô men động tăng có thể lớn hơn mô men cho phép.

5) Ưu, khuyết điểm

- Ưu điểm: Khống chế được thời gian mở máy, hãm máy, đảo chiều, ...

Thiết bị đơn giản, làm việc tin cậy, an toàn, nên phương pháp ĐKTĐ theo nguyên tắc thời gian này được sử dụng rộng rãi.

- Nhược điểm: Mô men (dòng điện) động cơ thay đổi theo Mc, J, to, UL, ..., nên có thể vượt quá trị số cho phép, cần phải có biện pháp bảo vệ.

Điều khiển tự động theo nguyên tắc tốc độ

Nội dung

- Có đồ thị khởi động ĐMđl với 2 cấp điện trở phụ:

- Điều khiển theo tốc độ là dựa trên cơ sở kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp sự thay đổi của tốc độ.

- Kiểm tra trực tiếp có thể dùng rơ le kiểm tra tốc độ kiểu ly tâm. Cách này ít dùng vì dùng rơ le kiểm tra tốc độ phức tạp, đắt tiền và làm việc kém chắc chắn.

- Có thể kiểm tra tốc độ gián tiếp qua máy phát tốc.

Máy phát tốc (FT) là một máy điện một chiều có: ( = const và EFT ( (, loại này hay dùng đối với động cơ điện một chiều.

- Đối với động cơ không đồng bộ, thường kiểm tra tốc độ gián tiếp theo sức điện động rôto và tần số rôto.

Tại những tốc độ cần điều khiển ((1, (2, ...), các rơ le kiểm tra tốc độ hoặc kiểm tra điện áp FT, Erôto, frôto, sẽ tác động tạo ra tín hiệu điều khiển.

Các mạch điển hình:

* Mở máy 2 cấp tốc độ động cơ điện một chiều:

* Mỗi công tắc tơ gia tốc (1G, 2G, ...) được chỉnh định với một trị số điện áp hút nhất định tương ứng với mỗi cấp tốc độ nhất định như ở (1, (2 , ...

ấn nút M làm K tác động, động cơ Đ khởi động với toàn bộ điện trở trong mạch phần ứng (Rư( = Rư + Rưf( = Rư + Rưf1 + Rưf2), đường đặc tính 1, vì lúc đầu tốc độ ( = 0 và còn nhỏ nên:

UĐ = EĐ + Iư.Rư = K(( + Iư.Rư < Uh.1G (hoặc 2G); (6-13)

- Đến tại ( = (1 thì:

U1G = K((1 + I2.(Rư + Rưf2) = UL - I2.Rưf1 = Uh.1G ; (7-14)

1G tác động, ngắn mạch Rưf1, động cơ chuyển sang đường 2.

- Đến tại ( = (2 thì:

U2G = K((2 + I2.Rư = UL - I2.Rưf2 = Uh.2G > Uh.1G ; (7-15)

2G tác động, ngắn mạch Rưf2, động cơ chuyển sang đặc tính tự nhiên.

- Coi điện áp lưới UL = cosnt, với I2 = const, và Rưf1 = Rưf2 , ta có các điện áp hút của các công tắc tơ : Uh.1G = Uh.2G .

Như vậy có thể chọn các công tắc tơ gia tốc cùng loại, chỉnh định ít.

Nhận xét

1) Ưu điểm: Phương pháp ĐKTĐ theo tốc độ dùng ít thiết bị, khí cụ điều khiển vì có thể chỉ dùng công tắc tơ chứ không cần tác động thông qua rơle nên đơn giản, rẻ tiền.

2) Nhược điểm: Thời gian quá độ và thời gian hãm phụ thuộc Mc, J, UL, tocủa R, dây quấn, làm thay đổi quá trình quá độ (như khi UL giảm hay Mc tăng, ... làm thời gian quá độ tăng, quá trình quá độ chậm, đốt nóng điện trở khởi động, điện trở hãm, ... làm khó khăn cho việc chỉnh định điện áp hút của các công tắc tơ hoặc rơ le tốc độ).

- Khi điện áp lưới dao động sẽ làm thay đổi tốc độ chuyển cấp điện trở ((1, (2, ...) và dòng điện sẽ nhảy vọt có thể quá dòng cho phép.

- Khi điện áp lưới giảm quá thấp có khả năng xảy ra không đủ điện áp để công tắc tơ tác động và do đó động cơ có thể dừng lại làm việc lâu dài ở tốc độ trung gian, làm đốt nóng điện trở khởi động (hay điện trở hãm, ...) và như vậy làm thay đổi tốc độ chuyển cấp.

Điều khiển tự động theo nguyên tắc dòng điện

Nội dung

- Có đồ thị khởi động ĐMđl với 2 cấp điện trở phụ:

- Qua đồ thị hình 7-8 ta thấy rằng: khi khởi động, dòng khởi động thay đổi trong khoảng (I1 ( I2). Nhất là mỗi lần chuyển cấp thì các điểm chuyển cấp thường cùng một giá trị dòng điện (I2), nên ta có thể dùng rơle dòng điện hoặc công tắc tơ có cuộn dây dòng điện để tạo tín hiệu điều khiển.

- Tại điểm chuyển cấp b, rơle dòng điện tác động theo dòng chuyển cấp I2 để ngắn mạch cấp điện trở thứ nhất, động cơ chuyển từ đặc tính 1 sang đặc tính 2. Đến điểm d, rơle dòng điện sẽ tác động theo dòng I2 để ngắn mạch cấp điện trở thứ hai, động cơ chuyển từ đặc tính 2 sang đặc tính tự nhiên TN.

- Cứ như vậy, động cơ sẽ được khởi động đến tốc độ xác lập.

Các mạch điển hình:

* Hãm ngược và đảo chiều ĐKdq theo nguyên tắc dòng điện:

- Công tắc xoay KC có 5 vị trí: 0 ở giữa; 1, 2 bên thuận và 1, 2 bên ngược; KC có tiếp điểm: KC1, KC2, KC3, KC4, KC5, ...

- Các công tắc tơ có các tiếp điểm duy trì thời gian H, 1G.

- Rơle dòng điện RHn có:

Ihãm > Ih.RHn > I1 (7-16)

Inh.RHn = Irôto = I2 (7-17)

- Hệ thống đang làm việc điểm A trên đặc tính cơ ((A), tương ứng với vị trí 2(T) của công tắc KC, các tiếp điểm KC1, KC3, KC4, KC5 đang kín, các công tắc tơ T, H, 1G, 2G đang có điện, công tắc tơ N không có điện, toàn bộ các điện trở phụ trong mạch rôto bị ngắn mạch, RHn không tác động.

- Dừng động cơ bằng cách hãm ngược:

+ Quay tay gạt của KC từ vị trí 2(T) sang 2(N), khi qua vị trí 0 thì tất cả các công tắc tơ và rơle đều mất điện, động cơ được tách khỏi lưới điện, toàn bộ điện trở phụ được đưa vào mạch rôto, mạch điện ở trạng thái thường như hình vẽ.

+ Khi đến vị trí 2(N), các tiếp điểm KC2, KC3, KC4, KC5 kín lại, KC1 hở ra, công tắc tơ T mất điện; còn N, H có điện sẽ đảo 2 trong 3 pha của stato động cơ, làm động cơ thực hiện quá trình hãm ngược (giai đoạn đầu của quá trình đảo chiều). Tốc độ đồng bộ của động cơ lúc này (0N = - (0T , dòng điện rôto tăng rất lớn: Irôto = Ihãm > Ih.RHn > I1 nên RHn tác động làm hở tiếp điểm thường kín của nó, đảm bảo cho các công tắc tơ H, 1G, 2G không có điện, toàn bộ R2f1 và R2f2 vẫn tham gia trong mạch rôto cùng với Rh để hạn chế dòng đảo chiều hay là dòng hãm ngược của động cơ Ihãm ( Icp (đoạn BC).

+ Tốc độ động cơ Đ giảm dần, dòng hãm cũng giảm dần đến I2 thì RHn nhả (vì Inh.RHn = I2 , và lúc đó ( ( 0), làm cho H có điện, ngắn mạch Rh và đảm bảo RHn không tác động trở lại, kết thúc quá trình hãm ngược.

+ Muốn dừng động cơ thì quay KC về vị trí 0, các công tắc tơ và rơle mất điện, động cơ dừng tự do.

- Đảo chiều:

+ Quá trình thực hiện tương tự khi hãm ngược, nhưng khi dòng điện hãm giảm đến I2 thì vẫn để KC ở vị trí 2(N), sau khi RHn nhả làm cho H có điện, kết thúc quá trình hãm ngược và sẽ bắt đầu quá trình khởi động ngược.

Khi H có điện thì nó sẽ ngắn mạch Rh, làm cho Đ khởi động ngược theo đường đặc tính tiếp theo (CD).

+ Sau thời gian duy trì của H, nó sẽ tác động làm 1G có điện, các tiếp điểm của 1G sẽ ngắn mạch R2f1, làm cho Đ khởi động tiếp sang đặc tính DE.

+ Sau thời gian duy trì của 1G, nó sẽ tác động làm 2G có điện, ngắn mạch R2f2, và Đ sẽ khởi động sang đặc tính tự nhiên và tới điểm xác lập.

Nhận xét

1) Ưu điểm: Có thể duy trì mô men động cơ trong một giới hạn nhất định. Quá trình khởi động, hãm không phụ thuộc môi trường.

2) Nhược điểm: Khi UL, Mc thay đổi, nhất là khi Mc quá lớn sẽ làm cho Ic > I2, như vậy động cơ có thể làm việc ở đặc tính trung gian, làm phát nóng điện trở, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ.

Điều khiển tự động theo các nguyên tắc khác

Điều khiển tự động theo nguyên tắc hành trình

1) Nội dung:

- Trên hành trình (đường đi) của các bộ phận làm việc trong các máy móc, thiết bị (như bàn máy, đầu máy, mâm cặp, ...) được đặt các cảm biến, các công tắc hành trình, công tắc cực hạn, công tắc điểm cuối, ..., để tạo ra các tín hiệu điều khiển: khởi động, hãm, đảo chiều, thay đổi tốc độ ...

2) Mạch điển hình:

Phân tích truyền động bàn máy bào dường:

Trong sơ đồ dùng công tắc hành trình KH có 2 tiếp điểm KH1, KH2 loại không tự phục hồi. Tại vị trí xuất phát ban đầu của bàn máy thì các tiếp điểm KH1 kín, KH2 hở.

Khởi động: ấn nút M thì RTr có điện, T có điện làm ĐM được đóng điện và kéo bàn chạy thuận, đồngthời 1RTh có điện sẽ mở tiếp điểm của nó để chuẩn bị cho đảo chiều.

Khi hết hành trình thuận, vấu A đập vào công tắc hành trình KH làm cho các tiếp điểm KH1 mở, KH2 kín, dẫn đến T mất điện nhưng N cũng chưa có điện, ĐM hãm tự do.

Sau thời gian duy trì của 1RTh thì tiếp điểm của nó đóng điện cho N, làm ĐM đảo chiều, kéo bàn chạy ngược. Khi đó 2RTh có điện, mở tiếp điểm của nó chuẩn bị cho hành trình thuận.

Đi hết hành trình ngược, vấu B đập vào công tắc hành trình KH làm cho các tiếp điểm KH2 hở, KH1 kín lại, công tắc tơ N mất điện và T chưa có điện, ĐM hãm tự do.

Sau thời gian duy trì của 2RTh, tiếp điểm của nó đóng lại làm cho T có điện và ĐM kéo bàn chạy thuận. 1RTh có điện và mở tiếp điểm của nó, chuẩn bị cho hành trình ngược.

Bàn sẽ làm việc với chu kỳ thuận/ngược như hình 7-10.

Muốn dừng máy: ấn nút D thì RTr mất điện, T, N, 1RTh, 2RTh mất điện, động cơ hãm tự do cho đến lúc dừng máy.

Nhận xét

* Ngoài các nguyên tắc ĐKTĐ đã nêu trên, còn một số nguyên tắc ĐKTĐ

0