25/05/2018, 13:59

Hệ ngôn ngữ Nam Á

Ngôn ngữ có nhiều người dùng nhất trong hệ thống này là tiếng Việt, với gần 77 triệu người, sau đó là tiếng Khmer, với khoảng 7 triệu người. Trong số các ngôn ngữ của ngữ hệ, chỉ có tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Môn là có lịch sử được ghi chép lại lâu ...

Ngôn ngữ có nhiều người dùng nhất trong hệ thống này là tiếng Việt, với gần 77 triệu người, sau đó là tiếng Khmer, với khoảng 7 triệu người. Trong số các ngôn ngữ của ngữ hệ, chỉ có tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Môn là có lịch sử được ghi chép lại lâu dài và chỉ có tiếng Việt cùng tiếng Khmer là các ngôn ngữ có địa vị ngôn ngữ chính thức (tương ứng tại Việt Nam và Campuchia). Các ngôn ngữ còn lại chỉ được một thiểu số người sử dụng.

Các ngôn ngữ trong ngữ hệ này có sự phân bố rời rạc xuyên suốt Ấn Độ, Bangladesh và Đông Nam Á, bị chia tách theo các khu vực trong đó các ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác được sử dụng. Người ta nói chung cho rằng các ngôn ngữ trong ngữ hệ Nam Á là các ngôn ngữ bản địa của khu vực Đông Nam Á và miền đông tiểu lục địa Ấn Độ, còn các ngôn ngữ khác trong khu vực, bao gồm các ngôn ngữ của ngữ hệ Ấn-Âu, ngữ hệ Tai-Kadai, ngữ hệ Dravida và ngữ hệ Hán-Tạng chỉ là kết quả của các đợt di cư muộn hơn của con người. Chẳng hạn, tồn tại các từ nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á trong các ngôn ngữ Tạng-Miến ở miền đông Nepal. Một số nhà ngôn ngữ học; như Wilhelm Schmidt hay Paul K. Benedict; cố gắng chứng minh rằng ngữ hệ Nam Á có liên quan với ngữ hệ Nam Đảo (Austronesia), và như thế tạo thành một siêu hệ ngôn ngữ gọi là Austric.

Ngữ hệ Nam Á được biết đến vì kiểu "âm tiết rưỡi", với các danh từ và động từ cơ bản bao gồm một âm tiết đầy đủ cộng với một âm tiết phụ giảm nhẹ. Nhiều từ trong số này cũng có các trung tố.

Theo truyền thống, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chia hệ Nam Á thành 2 nhóm chính gọi là Munda (Đông và Trung Ấn Độ cùng Bangladesh) và Môn-Khmer (Đông Nam Á, đông bắc Ấn Độ và quần đảo Nicobar), nhưng hai nghiên cứu phân loại gần đây đã loại bỏ nhánh Mon-Khmer như là một nút hợp lệ, mặc dù nó vẫn chưa được công nhận chắc chắn và rộng khắp.

Truyền thống

Theo truyền thống, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chia hệ Nam Á thành 2 nhóm chính gọi là Munda (Đông và Trung Ấn Độ cùng Bangladesh) và Môn-Khmer (Đông Nam Á, đông bắc Ấn Độ và quần đảo Nicobar). Tuy nhiên, không có chứng cứ nào cho kiểu phân loại này đã từng được công bố, và rất có thể là phân loại ngôn ngữ này chịu ảnh hưởng từ nhận thức chủ quan của các nhà nghiên cứu về sự phân đôi theo chủng tộc giữa những người nói các ngôn ngữ theo truyền thống được gọi là nhóm Mon-Khmer và những người theo truyền thống được gọi là nhóm Munda.

Mỗi một nhóm được viết chữ đậm dưới đây được chấp nhận như là nhánh hợp lệ. Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa các nhóm này trong phạm vi ngữ hệ Nam Á vẫn gây tranh cãi.

1. Munda: bao gồm khoảng 20 ngôn ngữ tại miền đông của Ấn Độ. Nhóm này được chia ra làm 2 nhánh:

* Nhánh phía Bắc

* Nhánh phía Nam

2. Môn-Khmer: bao gồm khoảng 150 ngôn ngữ đa số tập trung tại Đông Nam Á. Nhóm này được chia ra làm các nhánh sau đây:

* Khasi

* Khơ Mú

* Palaung

* Tiếng Mảng tại Việt Nam.

* Ba Na

* Cơ Tu (Katu)

* Pear

* Tiếng Khmer của Campuchia.

* Asli

* Môn

* Nicobar

* Việt (Việt-Mường)

* Tiếng Palyu

Đề xuất gần đây

Bổ sung cho kiểu phân loại truyền thống là 2 đề xuất gần đây, trong đó không một đề xuất nào chấp nhận nhóm Môn-Khmer truyền thống như là một đơn vị phân loại hợp lệ. Cũng cần lưu ý rằng chỉ một ít dữ liệu (được sử dụng cho các phân loại cạnh tranh lẫn nhau này) đã từng được công bố, và vì thế hiện tại không thể đánh giá chúng theo kiểu xem xét phê bình ngang hàng.

Gérard Diffloth

2005

Diffloth so sánh các tái tạo của các nhánh khác nhau và cố gắng phân loại chúng dựa theo các điểm mới được chia sẻ. Dưới dạng sơ đồ như sau:

Hay biểu diễn chi tiết như sau:

* Munda (Ấn Độ)

  • Koraput: 7 ngôn ngữ
  • Munda lõi

+ Kharia-Juang: 2 ngôn ngữ

+ Bắc Munda

  • Korku
  • Kherwari: 12 ngôn ngữ

* Nhóm Khasi-Khơ Mú (Bắc Môn-Khmer)

  • Khasi: 3 ngôn ngữ miền đông Ấn Độ và Bangladesh
  • Nhóm Palaung-Khơ Mú

+ Khơ Mú: 13 ngôn ngữ tại Lào, Thái Lan và Việt Nam

+ Nhóm Palaung-Pakan

  • Pakan hay Palyu: 4-5 ngôn ngữ miền nam Trung Quốc và Việt Nam
  • Palaung: 21 ngôn ngữ tại Myanma, miền nam Trung Quốc, Thái Lan

* Môn-Khmer hạt nhân

- Nhóm Khmer-Việt (Đông Môn-Khmer)

+ Nhóm Việt-Katu ?

  • Việt: 10 ngôn ngữ tại Việt Nam và Lào, bao gồm cả tiếng Việt, ngôn ngữ đông người sử dụng nhất trong ngữ hệ Nam Á. Nhóm này cũng là nhóm ngôn ngữ duy nhất trong ngữ hệ Nam Á có hệ thống thanh điệu phát triển cao.
  • Katu: 19 ngôn ngữ tại Lào, Việt Nam, Thái Lan.

+ Nhóm Khmer-Ba Na

  • Ba Na: 40 ngôn ngữ tại Việt Nam, Lào, Campuchia.

+ Nhóm Khmer

  • Các phương ngữ Khmer tại Campuchia, Thái Lan, Việt Nam.
  • Pear: 6 ngôn ngữ tại Campuchia.

- Nhóm Nicobar-Môn (Nam Môn-Khmer)

+ Nicobar: 6 ngôn ngữ tại quần đảo Nicobar, lãnh thổ thuộc Ấn Độ.

+ Nhóm Asli-Môn

  • Asli: 19 ngôn ngữ trên bán đảo Mã Lai và Thái Lan.
  • Môn: 2 ngôn ngữ, tiếng Môn của Myanma và tiếng Nyah Kur ở Thái Lan.

1974

Phân loại của Diffloth năm 1974 được trích dẫn rộng rãi, nhưng hiện nay bị chính ông bác bỏ, được sử dụng trong Encyclopædia Britannica và trong Ethnologue (ngoại trừ phần chia tách Nam Môn-Khmer).

* Munda

- Bắc Munda

+ Korku

+ Kherwari

- Nam Munda

+ Kharia-Juang

+ Koraput Munda

* Môn-Khmer

- Đông Môn-Khmer

+ Khmer (Campuchia)

+ Pear

+ Ba Na

+ Katu

+ Việt (bao gồm cả tiếng Việt, tiếng Mường)

- Bắc Môn-Khmer

+ Khasi (Meghalaya, Ấn Độ)

+ Palaung

+ Khơ Mú

- Nam Môn-Khmer

+ Môn

+ Asli (Malaya)

+ Nicobar (quần đảo Nicobar)

Ilia Peiros (2004)

Peiros đưa ra phân loại thống kê từ vựng, dựa trên tỷ lệ phần trăm từ vựng chia sẻ chung. Điều này có nghĩa là hai ngôn ngữ trên thực tế có thể có quan hệ họ hàng xa hơn là trên lý thuyết do tiếp xúc ngôn ngữ, vì thế chỉ nên coi nó là điểm khởi đầu cho một phân loại phả hệ chính xác hơn.

* Nicobar

* Munda-Khmer

- Munda

- Môn-Khmer

+ Khasi

+ Môn-Khmer hạt nhân

- Nhóm Mảng (Mảng + Palyu) (có lẽ trong nhánh Bắc MK)

- Việt (có lẽ trong nhánh Bắc MK)

- Bắc Môn-Khmer (Bắc MK)

* Palaung

* Khơ Mú'

- Trung Môn-Khmer

* Khmer

* Pear

* Asli-Ba Na

- Asli

- Môn-Ba Na

+ Môn

+ Katu-Ba Na

- Katu

- Ba Na

0