Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp?
– Vị trí địa lí: có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. Chẳng hạn, khi xem xét 97 địa điểm mà các ngành công nghiệp và các địa phương lựa chọn để xây dựng khu công nghiệp d nước ta thì cả 97 ...
– Vị trí địa lí: có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. Chẳng hạn, khi xem xét 97 địa điểm mà các ngành công nghiệp và các địa phương lựa chọn để xây dựng khu công nghiệp d nước ta thì cả 97 (100%) đều có vị trí địa lí thuận lợi (gần cảng, sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, gần trung tâm thành phố,…). Cụ thể hơn như khu chế xuất Tân Thuận, một trong các khu chế xuất lớn nhất của TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam, với diện tích 300 ha, nằm ở quận 7, cách trung lâm thành phố 4 km, sát cảng Bến Nghé và cảng contenơ lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, phía nam khu chế xuất là trung tâm đô thị mới Nam Sài Gòn, cách sân hay Tân Sơn Nhất 13km, gần tỉnh lộ 15 thông thương với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,…
– Nhân tố tự nhiên:
+ Khoáng sản: cùng với trữ lượng và chất lượng khoáng sản thì sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Chinh Fong (Hải Phòng), Hà Tiên I (Kiên Giang).
+ Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp như luyện kim (đen và màu), dội, nhuộm, giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm,… Ớ những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho công nghiệp thủy điện.
+ Khí hậu: đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng nạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
+ Các nhân tố tự nhiên khác: ắ Đâl đai – địa chất công trình để xây dựng nhà máy.
- Tài nguyên biển, rừng: rừng và hoạt động lâm nghiệp là C(í sở cung cấp vật liệu xây dựng (gổ, tre, nứa,..ế), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc,…), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm.
- Tài nguyên biển (cá. dầu khí, cảng nước sâu,…), tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,…
– Nhân tố kinh tế – xã hội:
+ Dân cư và nguồn lao động:
- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày – da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử – tin học, cơ khí chính xác,…
+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật:
- Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp như phương pháp khí hóa than ngay trong lòng đất không những làm thay đổi hẳn điều kiện lao động mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.
- Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp. Chẳng hạn như các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.
+ Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Sự phát triển công nghiệp ở bất kì quốc gia nào cũng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước và hội nhập với thị trường thế giới. Ví dụ: ở nước ta, thời kì 1986 – 1990 do tiếp cận với cơ chế thị trường muộn và không nắm vững nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, hầu hết các ngành công nghiệp quốc doanh lao đao. Hiện nay, một số ngành (dệt may, chế biến thực phẩm thủy hải sản, da giày,…) nhờ chiến lược thị trường có hiệu quả mà có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế như Hoa Kì, EU,..