04/06/2017, 23:46

Hãy phân tích nghệ thuật châm biếm đầy sáng tạo trong truyện ngắn "Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc.

Truyện ngắn "Vi hành" xuất hiện trên báo Nhân đạo (Lhumanité) tại Pháp năm 1923, mang nội dung chính trị rõ rệt: Vạch trần chân tướng Khái Định, một vị vua bù nhìn và tố cáo chính sách thuộc địa giả dối, thâm độc của thực dân Pháp ở nước ta. Để nhằm vào hai kẻ thù phong kiến, thực dân đó, ...

Truyện ngắn "Vi hành" xuất hiện trên báo Nhân đạo (Lhumanité) tại Pháp năm 1923, mang nội dung chính trị rõ rệt: Vạch trần chân tướng Khái Định, một vị vua bù nhìn và tố cáo chính sách thuộc địa giả dối, thâm độc của thực dân Pháp ở nước ta. Để nhằm vào hai kẻ thù phong kiến, thực dân đó, tác giả đã sử dụng nghệ thuật châm biếm đầy sáng tạo qua việc sử dụng hình thức viết thư, cách tạo tình huống, nghệ thuật khắc họa nhân vật, sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu châm chiếm thâm ...

Đây là một câu chuyện được hư cấu. Trên một chuyến tàu điện ngầm tại Pa-ri, Pháp, một người bị tưởng nhầm là vua Khải Định đang "vi hành". Cho rằng vị vua An Nam này không biết tiếng Pháp, đôi thanh niên nam nữ Pháp tha hồ nói mọi chuyện xấu về Khải Định. Qua đó, truyện còn tố cáo chính sách thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam và chế độ mật thám ngay trên đất Pháp.

Được viết bằng tiếng Pháp, "Vi hành" là một truyện ngắn có dạng thư tín, khá quen thuộc với cảm quan văn học của người Pháp. Bằng hình thức một bức thư, giọng điệu "Vihành" có thể thay đổi một cách tự nhiên, từ giọng khách quan về những điều mắt thấy tai nghe trên tàu điện ngầm, chuyển sang giọng trữ tình khi kể về kỉ niệm thân thiết với cô em họ hồi còn bé. Hơn nữa, với một bức thư, tác giả cũng có thể chuyển cảnh, chuyển đối tượng một cách linh hoạt, từ chuyện ở Pa-ri đến chuyện quê nhà, từ vua Thuấn đến hoàng đế Pi-e, từ việc châm biếm Khải Định sang việc đả kích thực dân Pháp.

Cách xây dựng tình huống trong truyện cũng là một điểm sáng tạo độc đáo. Trên xe điện ngầm, đôi thanh niên nam nữ Pháp tưởng tác giả là vua Khái Định. Còn trên đường phố Pa-ri, dân chúng Pháp lại cho rằng: Tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế Pháp. Thậm chí... ngay đến chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật củạ mình nữa (...), bèn đối đãi mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tùy tùng đi hộ giá tuốt !

Tình huống gây nhầm lẫn này đã đạt hiệu quả châm biếm sâu sắc, đồng thời tạo được sức thuyết phục cho câu chuyện, giữ được thái độ khách quan khi kể chuyện.

Ngoài nét sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống, hình ảnh của Khải Định cũng được khắc họa một cách sắc sảo. Mượn lời bình phẩm của đôi thanh niên nam nữ Pháp nói trên, tác giả đã miêu tả chân dung của Khải Định. Đó là một người có hình dáng xấu xí, mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh. Ông ta còn ăn mặc lố lăng, làm trò cười cho mọi người, cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay đầy nhẫn, "đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm". Ngoài ra, Khải Định còn là tên vua An Nam bù nhìn, một con rối thực sự trong tay thực dân Pháp mà "ông bầu Nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê đấy..." Thật là lời mỉa mai chua chát! Thậm chí, Khải Định đi "vi hành" cũng là để ăn chơi vô độ ở trường đua, tiệm cầm đồ, như một loại công tử bé.

Đặc biệt, cách chọn lọc và sử dụng ngôn ngữ góp phần nâng cao nghệ thuật châm biếm trong "Vi hành". Trước hết, nhan đề của truyện đã thể hiện sâu sắc nội dung tác phẩm. Incognito là ẩn danh, dùng tên giả, chuyển sang "Vi hành" chỉ những cuộc đi thầm kín nhưng có động cơ chân chính của các đấng minh quân thời xưa. Trái lại, ở đây là cuộc đi lén lút của Khải Định với mục đích xấu xa, ám muội. Đầu truyện, câu dẫn "Trích những bức thư gửi cô em họ..." đã biến câu chuyện liên quan đến quốc gia đại sự thành một chuyện riêng tư, càng gợi trí tò mò của người đọc. Ngôn ngữ được chọn lọc để tả thực một cách sống động. Những câu đối thoại của đôi thanh niên nam nữ ngụ ý châm biếm, nhẹ nhàng nhưng thâm thúy: "Hôm nay thì chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh?". Đặc biệt, khi miêu tả cái nhìn của họ, tác giả dùng những từ thật chuẩn xác, gợi ấn tượng: Họ ngấu nghiến trông tôi với cặp mắt ma mãnh, tò mò...

Phần cuối truyện, giọng truyện mỉa mai đã vạch trần sự thâm độc, giả dối của chính phủ Pháp qua việc đã phái mật thám theo dõi những người Việt Nam yêu nước: Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tụy... Các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ...

Độc đáo hơn nữa là lối ví von thể hiện thái độ khinh miệt chúng rất sâu cay: Các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng. Và thật tình, là các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong dăm phút!

Trong toàn bài, giọng văn thay đổi từ giọng kể cuộc đối thoại của đôi trai gái đầy châm biếm chuyển sang giọng trữ tình khi kể về kỉ niệm thân thiết với cô em họ tại quênhà hồi còn bé, thể hiện tình cảm hướng về quê hương, thương dân thương nước của tác giả. Sau đó, bài văn lại trở về với giọng đả kích, châm biếm. Cuối cùng là giọng điệu mỉa mai nhưng đầy xót xa qua câu nói: Tôi không sao che giấu nỗi niềm tự hào được là : một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế. Tự hào hay xấu hổ, kiêu hãnh hay nhục nhã?

Nhìn chung, "Vi hành" là một sáng tác có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính trị và yếu tố nghệ thuật. Truyện tiêu biểu cho phong cách viết truyện, kí của Bác: nhiều sáng tạo, lời ít ý nhiều, giàu chất trí tuệ, kết hợp nghệ thuật trào phúng truyền thống dân tộc với nghệ thuật trào lộng phương Tây.

Mariazic1

0 chủ đề

23882 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0