Có ý kiến cho rằng: "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên bạn thân ở chung nhà, và kết thúc là ông chủ khó tính". Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên?
Con người chúng ta ai cũng bị ám ảnh bởi ý nghĩ khi ta hoàn hào mới xứng đáng được yêu thương nhưng rồi có một ngày ta sẽ nhận ra đã là “nhân" thì phải "vô thập toàn", khi phạm sai lầm ta bị dằn vặt, lo sợ, sợ không còn được kính trọng, được đề cao, và sợ nhất là không còn dược yêu ...
Con người chúng ta ai cũng bị ám ảnh bởi ý nghĩ khi ta hoàn hào mới xứng đáng được yêu thương nhưng rồi có một ngày ta sẽ nhận ra đã là “nhân" thì phải "vô thập toàn", khi phạm sai lầm ta bị dằn vặt, lo sợ, sợ không còn được kính trọng, được đề cao, và sợ nhất là không còn dược yêu thương nữa. Chấp nhận sự bất toàn là một phần tất yếu của con người nhưng nói thế không có nghĩa là ta dung túng cho những thói xấu của bản thân để rồi tặc lưỡi cho rằng “nhân vô thập toàn”. ...
Những thói xấu trong cuộc sống hiện hữu khắp nơi với muôn hình muôn vẻ, nó giống như những loại virut lây lan nhanh chóng mà ta khó có thể đề phòng, bởi vậy mới nói: "Những thói xấu ban đau chi là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân. Nếu chúng ta không có khả năng “miễn dịch” ắt hẳn sẽ bị những thói xấu tấn công mà không lường trước được. Điều này dễ dàng nhận thấy ngay từ lúc ta bắt đầu cắp sách tới trường, va chạm với môi trường xung quanh. Đó có thể là thói lười biếng, sự ích kỉ, tham lam khi sống trong môi trường tập thể. Ngay từ nhỏ, nêu không được giáo dục đầy đủ chúng ta rất dễ mắc phải những thói xấu trên. Thử nghĩ mà xem, lúc bạn còn đi học mẫu giáo, thế nào chẳng có lúc bạn tranh giành đồ chơi hoặc thức ăn với các bạn của mình bởi ở nhà chỉ có mình là bé nhất nên luôn được nuông chiều, nhường nhịn, đến lớp vẫn với thói quen ấy bạn nghĩ tất cả đều là của mình. Tất nhiên, mọi người sẽ cho rằng đó là vì chúng ta còn trẻ con nhưng nếu không có sự uốn nắn, dạy dỗ của các cô giáo mầm non cũng như sự chỉ bảo của gia đình thì những thói xấu như lười biêng, tham lam, ích kỉ sẽ trở thành người bạn thân nguy hiểm đối với chúng ta. Hãy hình dung về một người lười biếng, tham lam, ích kỉ trong một môi trường tập thể! Đó không chì là thói xấu khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu mà nó còn ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của môi trường đó. Giáo dục cho con người tính chăm chỉ, đức hi sinh ngay từ khi con bé là điều lỗi tối quan trọng đối với cộng đồng. Một khi nhưng thói xấu trên đã trở thành “ông chủ khó tính" thì sẽ khó lường được những tai họa mà họ gây ra. Đó sẽ là mầm móng của thói lười lao động, làm việc đối phó, tham nhũng, móc ngoặc, sẵn sàng làm mọi việc xấu miễn sao cái lợi nghiêng về phía mình.
Thói xấu nói chung có rất nhiều nhưng hầu hết đều từ sự ích kỉ mà ra. Thật vậy, để con người quên đi việc chỉ nghĩ đến bản thân mình là không tưởng bởi ai sống ở trên đời mà chẳng ý thức về cái tôi của mình. Nhưng hãy nghe câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến để thấu hiểu hơn lẽ sống làm người:
“Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: Ồ, nên sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo chân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa nến giật mình: Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy? Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn giỏ thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ? Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng, bỗng một người đề nghị: Nến dễ bị gió thổi tắt lấm, để tôi đi tìm cái đèn dầu. Mò mẫm trong bóng tối ít phút người ta tìm được cái đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến."
Kê câu chuyện trên để chúng ta cũng suy ngẫm về những thói xấu trong cuộc sống. Ngọn nến ban đầu cũng thấy hạnh phúc bởi được cháy sáng cho mọi người nhưng rồi những sáp nến chảy ra và nó bắt đầu nghĩ đến bản thân mình nhiều hơn. Đó chính là thói ích kỉ, lo sợ mình bị thiệt thời và ngọn nến đã sinh ra thói xấu, nương vào gió mà tắt phụt đi để giữ cho mình không bị tan chảy. Con người cũng vậy, ban đầu ta có thể đang là người tốt, làm những việc tốt nhưng rõ ràng, chỉ cần một phút nào đó, thói ích kỉ nhen nhóm lên ta lập tức sẽ bị những thói xấu tấn công mà không lường trước được. Đừng để đến khi những thói xấu trở thành người bạn thân nguy hại và cuối cùng trở thành những ông chủ khó tính điều khiển chúng ta, ta sẽ đánh mất đi giá trị của mình. Giống như ngọn nến kia chỉ đến khi bị cất vào ngăn kéo tủ mới nhận ra hạnh phúc của mình là được thắp sáng vì mọi người.
Hãy cùng suy ngẫm thật sâu sắc về ngụ ngôn của ngọn nến, bạn sẽ thấy mình phải sống sao cho có ích đối với cuộc dời. Đó chính là liều “vắc xin” hiệu nghiệm trước những thói xấu nguy hiểm mà “ban đầu là người khách qua đường sau trở nên người bạn thân ở chung nhà, và kết thúc là ông chủ khó tính”.