Hãy phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Hãy phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Tình đồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng. ...
Hãy phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Tình đồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.
Tình đồng chí là thứ tình cảm rất thiêng liêng và đáng quý của những người lính. Tình đồng chí cũng là đề tài làm tốn biết bao giấy mực của các nhà văn, nhà thơ. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã phản ánh chân thực, sinh động về tình đống chí, đồng đội của người lính cách mạng.
Đồng chí là bài thơ tiêu biểu viết về người lính trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm rất chân thật, giản dị. Bài thơ không chỉ thể hiện cơ sở xuất phát của tình đồng chí mà còn thể hiện tình đồng chí đó trong những gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường, trong chiến đấu khó khăn.
Cơ sở của tình đổng chí xuất phát từ những con người cùng chí hướng, cùng đích là cầm súng đứng lên bảo vệ độc lập của đất nước. Không chỉ có vậy, tình đồng chí của những người lính còn xuất phát từ những người cùng cảnh ngộ, những người cùng tầng lớp nhân dân:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Tuy mỗi người ở một nơi khác nhau, người đến từ miền ven biển, đất chiêm trũng, người lại đến từ vùng trung du đất cằn nhưng họ đều sát cánh bên nhau, cùng đứng trong hàng ngũ chiến sĩ cách mạng. Tình đồng chí của họ còn có cơ sở từ tình bạn gắn bó, cùng nhau chia sẻ. Chỉ đơn giản là đêm rét chung chăn thôi nhưng cũng đủ để trở thành tri kỉ. Tình đồng chí của những chiến sĩ cách mạng là tình cảm gắn bó bền chặt bởi cơ sở của nó là tình bạn của những người cùng chí hướng, cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng giai cấp, cùng hàng ngũ.
Tình đồng chí của những người chiến sĩ cách mạng được thể hiện trong những gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường. Họ phải trải qua những cơn sốt rét rừng rất khắc nghiệt, rét đến run người nhưng trán vẫn đổ mồ hôi. Họ phải chia sẻ nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Mỗi người lính khi ra trận đều có một điểm tựa, một nơi để hướng về, đó là nỗi nhớ nhà, nhớ người mẹ, người vợ nơi quê nhà. Hình ảnh giếng nước gốc đa là hình ảnh gần gũi, quen thuộc của quê hương, của những người thân nơi quê nhà. Những người lính thấu hiểụ hoàn cảnh của nhau và chia sẻ với nhau nỗi nhớ nhà. Những người lính còn chia sẻ với nhau cả những chiếc áo vá, chiếc quần rách. Những thiếu thốn nơi chiến trường gian khố như cái áo, cái quần, đôi giày không làm vơi đi ý chí chiến đấu của người lính. Họ chấp nhận gian khổ một các vui vẻ và dường như, hình ảnh chân không giày chỉ gợi lên cho chúng ta hình ảnh của những người nông dân chân chất chứ không nhấn mạnh lắm sự thiếu thốn nơi chiến trường. Tình đồng chí của những người lính chỉ đơn giản là cử chỉ tay nắm lấy bàn tay, nhưng chỉ hành động nhỏ bé ấy thôi cũng đủ quí giá hơn mọi lời nói. Cái siết chặt tay ấy là sự chia sẻ, xoá đi mọi gian khổ vất vả và mang bao ý nghĩa. Cái siết tay ấy cũng có thể so sánh với cái bắt tay qua ô cửa kính đã vỡ của những người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật, cái siết tay truyền thêm, tiếp thêm nghị lực.
Tình đồng chí, đồng đội của những người lính không chỉ thế hiện trong những khó khăn, thiếu thốn nơi chiến trường mà còn thể hiện trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Ba câu thơ cuối của bài thơ vừa thế hiện tình đồng chí của người lính trong chiến đấu vừa gợi lên hình ảnh người lính rất đẹp, rất lãng mạn. Trong đêm sương muối rét buốt, những người lính phải đứng gác nơi rừng hoang. Trong thời tiết, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn như vậy, những người lính vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng chờ giặc tới, Trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy, những người lính lại sát cánh bên nhau, đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu, không quản ngại khó khăn gian khổ. Hình ảnh những người lính hiện lên rất chân thực, rất đẹp. Hình ảnh đầu súng trăng treo vừa là hình ảnh tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đêm đứng gác về khuya, trăng xuống thấp, những người lính lại đeo súng trên vai nên ta có cảm giác như trăng treo nơi đầu súng. Nhưng cầy súng cũng là biểu tượng cho lực lượng chiến dấu bảo vệ hoà bình, trăng là biểu tượng của hoà bình. Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn, thể hiện hình ảnh của người lính cách mạng, và qua đó cũng chính là thể hiện tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong chiến đấu gian khổ.
Bằng ngôn ngữ thơ rất giản dị, chân thực, Chính Hữu đã thể hiện chân thực và sinh động tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng qua những tình huống rất bình dị. Tình đồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.
Trích: soanbailop6.com