Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn văn “Bàng thay lá” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Mùa xuân chợt đến, mới chỉ vài hôm mà "lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng". "Bàn tay mùa đông" ấy chính là những cành bàng trụi lá, khẳng khiu. Đoạn văn tả cây bàng thay lá khi mùa xuân đến, một sự thay đổi và phát triển kì ...
Mùa xuân chợt đến, mới chỉ vài hôm mà "lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng". "Bàn tay mùa đông" ấy chính là những cành bàng trụi lá, khẳng khiu. Đoạn văn tả cây bàng thay lá khi mùa xuân đến, một sự thay đổi và phát triển kì diệu của cây bàng.
Lộc bàng có dáng vẻ rất khỏe "rất lạ, đứng thẳng trên cành", mà tác giả tưởng như có ai đã thả "ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành"… Lá non lớn nhanh thành những búp bàng "cuộn tròn như những chiếc tai thỏ" đứng thẳng và cao chừng gang tay.
Tác giả quan sát và cho biết "khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ" thì cây bàng nảy thêm một lứa lộc thứ hai "màu đỏ đọt". Tán bàng giờ đây rất đẹp: "một màu lục non lỗ đỗ những vệt hoa hồng thắm". Chỉ trong vòng mươi hôm từ khi nảy lộc, lá bàng "đã già" nghĩa là xanh biếc, sum sê. Nói về sự hồi sinh, hồi xuân của cây bàng, tác giả chỉ ra gốc bàng, thân bàng thì "đại lão", đầy những "hốc bướu cổ quái" thế mà có "một linh hồn rất trẻ". Chúa xuân và thiên nhiên cỏ cây thật kì diệu.