Hãy nêu cảm nhận của em về bài văn ” Cây sồi già” của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi
Tác giả tả cây sồi già, đi sâu vào các chi tiết thân cây và cành lá của nó. Biện pháp tương phản so sánh và nhân hóa được sử dụng rất tài tình: cây sồi mùa đông với cây sồi trong tháng sáu; cây sồi mùa đông với khóm bạch dương. Dáng cây ...
Tác giả tả cây sồi già, đi sâu vào các chi tiết thân cây và cành lá của nó. Biện pháp tương phản so sánh và nhân hóa được sử dụng rất tài tình: cây sồi mùa đông với cây sồi trong tháng sáu; cây sồi mùa đông với khóm bạch dương.
Dáng cây sồi "sừng sững", gốc cây to lớn hai người ôm không xuể. Thân cây "nứt nẻ đầy vết sẹo". Cây sồi mùa đông được so sánh "như một con quái vật già nua", cánh tay "to xù xì" ngón tay "quều quào xòe rộng". Trong lúc đám bạch dương thì "tươi cười", trái lại nó thì "cau có và khinh khỉnh".
Giữa tháng 6 thì cây sồi già thay đổi hẳn. Vòm lá "sum sê xanh tốt thẫm màu", những khóm lá xanh tươi đã "đâm thẳng ra ngoài" lớp vỏ cứng. Cây sồi được nhân hóa "đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Tác giả nói lên cảm xúc ngạc nhiên của mình: "Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy".
Sự hồi sinh của cây sồi già đã nói lên sức sống kì diệu của thiên nhiên tạo vật. Cái đẹp của cây sồi già, của hoa lá cỏ cây trong tháng 6 là nét đẹp của tâm hồn, đem lại cho con người nhiều niềm vui, để yêu hơn cuộc sống.