12/01/2018, 16:09

Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực

Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực Mấy tên cận thần vốn sẵn bụng ghen ghét An Tiêm, liền đến tâu vua và xúc xiểm thêm để Hùng vương nổi cơn thịnh nộ. ĐỀ BÀI . * Tham khảo câu ...

Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực

Mấy tên cận thần vốn sẵn bụng ghen ghét An Tiêm, liền đến tâu vua và xúc xiểm thêm để Hùng vương nổi cơn thịnh nộ.

ĐỀ BÀI

.

*  Tham khảo câu chuyện dưdi đây:

+ Kể lại truyện Sự tích dưa hấu.

Ngày xửa ngày xưa, Hùng Vương có một người con nuôi tên là Mai An Tiêm. Chàng thông minh, khoẻ mạnh, siêng năng, tính tình thẳng thắn, cương trực nên được vua cha yêu mến, ban cho nhiều vật quý.

Một hôm, An Tiêm mở tiệc đãi khách tại nhà. Thấy chàng có nhiều vật quý, nhiều người ca ngợi và xưng tụng, An Tiêm điềm nhiên bảo:

-  Có gì đâu! Mọi thứ trong nhà này đều là vật tiến thân của tôi cả!

Mấy tên cận thần vốn sẵn bụng ghen ghét An Tiêm, liền đến tâu vua và xúc xiểm thêm để Hùng vương nổi cơn thịnh nộ. Nghe xong, vua Hùng giận dữ quát:

-  Tên Mai An Tiêm dám bất kính với ta như thế kia ư?! Để rồi xem hắn có dám nói lại câu nói đó hay không ?! Quân bay đâu! Giam hắn vào ngục tối!

Bị tống giam, An Tiêm ngồi bó gối suy ngẫm và chàng hiểu ra rằng mình đã lỡ lời. Chàng tự nhủ: “Nếu từ nay trở đi, ta bị đày đoạ là do đã cư xử không khéo với vua cha”.

Mấy hôm sau, triều đình họp để xử tội An Tiêm. Một cận thần tâu rằng với tội khi quân, An Tiêm đáng bị chém đầu, nhưng trước khi chết, phải cho An Tiêm hiểu rằng những của cải trong nhà đều là do công ơn trời biển của Đức Vua ban cho mà có.

Bỗng một viên quan già đứng lên, kính cẩn trình bày ý kiến của mình:

-   Muôn tâu bệ hạ ! Thần biết ở vùng biển Nga Sơn có một hoang đảo. Theo thần, nên đày An Tiêm ra đấy để hắn tự tay làm ra tất cả. Nếu không, hắn sẽ chết. Lúc ấy cũng chưa muộn ạ!

Vua Hùng ngẫm nghĩ rồi đồng ý và ra lệnh cho An Tiêm được mang theo lương thực vừa đủ ăn trong một mùa để chàng còn thời gian xoay xở.

Hôm lên đường đi đày, vợ An Tiêm tay bồng con trai, nằng nặc đòi đi theo. Con thuyền giương buồm, dần dần tiến ra phía khơi xa. Suốt mấy ngày đêm lênh đênh trên biển cả, gia đình An Tiêm mới tới được hòn đảo trơ trọi giữa muôn trùng sóng gió.

Nhìn cảnh hoang vu, rậm rạp, không một bóng người, vợ An Tiêm sợ hãi khóc than:

-  Chàng ơi! Thế này thì vợ chồng con cái chúng ta chết mất!

An Tiêm đỡ lấy con rồi nhẹ nhàng khuyên:

-  Đừng lo! Trời sinh voi sinh cỏ. Vợ chồng ta cứ chăm chỉ làm ăn, tất sẽ có ngày khấm khá!

Rồi chàng đi tìm một hang đá rộng cho vợ con tạm trú thân. Ngày ngày, chàng lên rừng kiếm củi, bẫy chim, bẫy thú, hái rau... Còn vợ chàng ra bãi biển mò con ngao con hến, kiếm thêm thức ăn cho bữa cơm đạm bạc. Không lâu sau, chàng đã chặt cây, cắt cỏ, dựng được một túp lều đơn sơ che mưa che nắng.

Thấy số gạo còn lại quá ít, An Tiêm bảo vợ:

-  Giá mà chúng ta có được một ít hạt giống thì tốt biết bao, mình nhỉ!

Một hôm, cả nhà đang dõi mắt vể phía đất liền thì bỗng nhiên có một bầychim bay từ phương Tây tới, thả rơi xuống trước mặt năm sáu hạt lạ màu đen. An Tiêm mừng rỡ xới đất lên cho tơi và gieo hạt. Sáng sáng, chiều chiều, chàng tự tay múc nước suối tưới mát cho những mầm cây vừa nảy. ít lâu sau, chúng đã thành dây leo xanh tốt bò lan khắp bãi. Hơn một tuần trăng trôi qua, cây ra hoa rồi kết trái. Những trái tròn nhỏ màu xanh lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc đã to như chú lợn con nằm lăn lóc trên mặt đất. An Tiêm mừng lắm và hồi hộp chờ ngày trái chín.

Thế rồi một buổi trưa, nghe tiếng chim kêu vang ngoài bãi, An Tiêm vội chạy ra xem. Thấy lũ chim xúm vào mổ trái, An Tiêm xua cho chúng bay đi rồi cắt trái đó mang về lều. Chàng lấy dao bổ ra thì thấy ruột trái màu đỏ tươi, mọng nước, hạt đen nhánh. Nếm thử một miếng, vị ngọt thanh tan trên đầu lưỡi, ngon lạ lùng! Vợ chồng con cái cùng ăn, ăn đến đâu khoẻ ra đến đấy. An Tiêm vui vẻ nói rằng nên đặt tên là dưa Tây vì chim tha hạt từ phương Tây bay tới.

Chàng chọn những hạt mẩy để dành làm giống. Từ đó, bãi dưa An Tiêm trồng cứ rộng mãi ra, mỗi mùa thu hoạch được bao nhiêu là trái. Không sợ đói nữa nhưng An Tiêm vẫn cồn cào nhớ đất liền và tha thiết mong được gặp người.

Rồi một hôm, có một chiếc thuyền buôn đi ngang ghé vào đảo. An Tiêm mừng rỡ đem dưa ra mời. Khách ăn dưa khen hết lời và xin đổi gạo lấy dưa. Rồi người nọ mách người kia, thuyền đến đảo ngày càng đông. An Tiêm đổi dưa lấy những vật dụng cần thiết cho gia đình và chàng cũng đã dựng được một ngôi nhà vững chãi. Hòn đảo hoang vu ngày nào giờ đây đã trở thành một đảo dưa xanh tốt. An Tiêm khắc chữ lên vỏ những trái dưa lớn rồi thả xuống biển. Những dòng chữ nói lên ước muốn trở về quê hương của chàng.

Lại nói đến chuyện vua Hùng. Từ ngày ban lệnh đày An Tiêm ra đảo hoang, nhà vua vẫn băn khoăn, day dứt khôn nguôi. Không hiểu An Tiêm và vợ con còn sống hay đã chết? Chẳng may mà họ chết thì nhà vua sẽ vô cùng ân hận vì đã nóng giận làm hại mấy mạng người.

Mùa hè năm ấy, khí trời ngột ngạt, oi bức khiến nhà vua khó chịu, ăn gì cũng chẳng thấy ngon. Chợt một viên đại thần dâng lên một mâm trái lạ vỏ xanh, ruột đỏ, hạt đen, trông đẹp vô cùng! Vua Hùng nếm thử thấy ngon, liền mời quần thần cùng thưởng thức. Ai cũng tấm tắc khen hương vị đặc biệt của trái lạ lần đầu tiên được nhìn thấy. Vua Hùng hỏi nguồn gốc, viên quan cứ tình thực tâu trình. Biết là trái này là do Mai An Tiêm trồng, nhà vua vui mừng và xúc động ra lệnh cho quân lính chèo thuyền ra đảo đón gia đình chàng về. Mai An Tiêm không quên mang giống cây lạ (sau này gọi là dưa hấu) về đất liền.

An Tiêm tận tình dạy cho dân chúng cách trồng dưa. Từ đó, dưa có ở khắp nơi nơi nhưng ngon nhất vẫn là dưa trên đảo Nga Sơn. Dân chúng biết ơn An Tiêm, tôn chàng làm ông tổ nghề trồng dưa hấu. Ngày nay, ở Nga Sơn vẫn có bãi An Tiêm và làng Mai An, ghi lại dấu tích quãng đời gian nan, vất vả nhưng rất đáng tự hào của chàng trai siêng năng, trung thực và dũng cảm Mai An Tiêm.

0