Hãy bình luận về chiến thắng sông Bạch Đằng
Hãy bình luận về chiến thắng sông Bạch Đằng Bạch Đằng giang phú đã “khắc họa một cảnh trí mĩ lệ của Tổ Quốc với cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước", là “một bài phú mẫu mực chẳng những thể hiện đậm nét hào khí Đông A của văn học đời Trần mà còn có giá trị to ...
Hãy bình luận về chiến thắng sông Bạch Đằng
Bạch Đằng giang phú đã “khắc họa một cảnh trí mĩ lệ của Tổ Quốc với cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước", là “một bài phú mẫu mực chẳng những thể hiện đậm nét hào khí Đông A của văn học đời Trần mà còn có giá trị to lớn trong lịch sử văn học nước nhà”.
Theo binh pháp cổ, muốn thắng lợi trong chiến tranh cần phải có ba nhân tố cơ bản: thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nghĩa là được thời của trời (hợp, đúng thời cơ), được lợi thế của đất và được sự đồng lòng của người. Ở đây cũng trên những nguyên tắc chung đó nhưng các bô lão chỉ rút lại có hai nhân tố: sự trợ giúp của trời và tài năng của những người chèo lái cuộc chiến. Sự trợ giúp của trời được thể hiện ở hai điểm quan trọng: “Trời cũng chiều người" và “Trời cho nơi đất hiểm”. Thiên Thái thệ trong Kinh thư, một kinh điển quan trọng của nho gia, có câu: “Thiển căng vu dân, dân chi sở dục, thiên tắc tòng chi” (nghĩa là: Trời thương dân, điều dân muốn, trời sẽ theo). Như vậy trận đánh trên sông Bạch Đằng, nói rộng ra là cả cuộc kháng chiến chóng quân Nguyên đã được sự trợ giúp của trời, cũng có nghĩa là nó đă bao gồm được cả ba nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Tuy nhiên, ở đây các bô lão còn nhấn mạnh thêm vai trò của con người, những người có tài, những nhân vật xuất chúng, đủ sức đảm đương gánh nặng mà đất nước giao phó. Đó là các bậc sánh với írVương sư họ Lã” trong hội Mạnh Tân, với “Quốc sĩ họ Hàn” trong trận Duy Thủy và đặc biệt là Đại Vương Trần Quốc Tuân, một người có tài thao lược, nhất là có tầm nhìn chiến lược đáng được muôn đời ngợi ca:
Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
Tiếng thơm đồn mãi, bia miệng không mòn.
Trong cuộc chơi sông Bạch Đằng hôm ấy, Trương Hán Siêu đã dựng lên hai khung cảnh ờ hai thời gian khác nhau. Cảnh thứ nhất là Bạch Đằng lúc đương đại; thiên nhiên vẫn hùng tráng, vẫn dẹp như “từ có vũ trụ." song đối với thế tình nó như đã nhuốm mùi dâu bể như đã bị lãng quên, khiến cho một tâm hồn thơ như khách phải ngậm ngùi. Bạch Đằng đương đại là một cảnh sắc đượm tính trữ tình, đậm chất thơ. Cảnh thứ hai là một Bạch Đằng trong lịch sử, nó đã được sống dậy trong sự hồi tưởng của các bô lão, rất đậm tính chất anh hùng ca. Tuy nhiên, sau khi làm sống lại quá khứ say sưa và bình luận về quá khứ những người ngày nay cũng đều phải t.rở về với thời đại và cương vị của mình. Cũng như khách kết thúc những lời kể, các bô lão bộc lộ tâm trạng, tình cảm.
Hoài cổ nhân hề vần thế.
Lâm giang lưu hể hậu nhan.
Các bản dịch xưa nay đều coi hai chữ hậu nhan có nghĩa là rầu rầu nét mặt, nên nói chung thường dịch là:
Đến (hoặc khách) bên sông chừ ủ mặt,
Nhớ người xưa chừ lệ chan.
Song hai chữ lậu nhan có nghĩa gốc là đầy mặt, diễn tả trạng thái xấu hố thẹn thùng, vậy thì đúng ra hai câu thơ trên phải được dịch là:
Đến bên sông chừ hổ mặt.
Nhớ người xưa chừ lệ chan.
Với tư cách là những người trong cuộc hoặc chứng nhân của mảnh đất lịch sử anh hùng này, các bậc bô lão thấy đau xót, hố thẹn khi nó bị bỏ rơi đến nỗi dâu tích hào kiệt trở thành hoang phế, mộ phần người bỏ mình cho sự sống còn của dân tộc đã bị lẫn lộn trong đám “cốt khô đầy gò”. Và hổ thẹn cũng có thể còn vì một lí do nữa, đó là nghĩ đến trách nhiệm kế nghiệp của mình với cha anh, những bậc anh hùng trời trước.
Cuộc chơi sông Bạch Đằng kết thúc, thực chất là sự trình bày về dòng sông lịch sử đã hoàn tất, bài phú được kết thúc bằng hai lời ca và thực sự đó là lời tổng luận của các bô lão và của khách. Nếu như các bô lão, những người dân bình thường, nhấn mạnh một lẽ đời mang tính chất quy luật, như nước sông cuồn cuộn chảy về biển cả đó là:
Những người, bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
Thì khách, một thi nhân, một con người lịch duyệt và cũng là một “phương diện quốc gia” đã bổ sung thêm vai trò của hai vị thánh quân, nhấn mạnh đến cái “đức cao” mà một vị vua phải có dể đem lại “muôn thuở thanh bình’’ cho trăm họ và cho hoàng tộc. Hơn thế nữa, trong quan niệm của khách, “đức cao” mới thực sự là điều kiện quyết định:
Tín tri: bất tại quan hà chi hiếm hề, duy tại ý đức chi mạc kình.
(Đúng là: chẳng tại non sông hiểm trở, chỉ tại đức cao không gì so sánh được).
Trong những áng thơ văn viết về trận thủy chiến Bạch Đằng, bài phú của Trương Hán Siêu là tác phẩm sớm nhất và cũng là một áng văn “không tiền khoáng hậu”. Sử dụng tính chất khoa trương của thể phú kết hợp với chất trữ tình của thơ, đặt trong kết cấu phú cổ thể có pha đối thoại và liên ngâm, tác giả đã “chuyên chở” những ý tình cửa mình một cách rất sinh động. Có lẽ cũng không có mấy tác phẩm và tính chất trữ tình và màu sắc anh hùng ca lại được hòa quyện nhuần nhuyễn và tinh tế đến như Bạch Đẳng giang phú. Quả là đúng như sự đánh giá của Bùi Văn Nguyên: Bạch Đằng giang phú đã “khắc họa một cảnh trí mĩ lệ của Tổ Quốc với cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước", là “một bài phú mẫu mực chẳng những thể hiện đậm nét hào khí Đông A của văn học đời Trần mà còn có giá trị to lớn trong lịch sử văn học nước nhà”.
Trích: loigiaihay.com