04/06/2017, 08:51

Hãy bàn luận về câu ca dao: "Ai ơi giữ chí cho bền - Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai."

Ai chẳng rõ vai trò của ý chí trong mọi công việc hàng ngày. Không có ý chí, người ta dễ bị lung lay bởi những lời bàn ra tán vào vu vơ vô căn cứ. Không có ý chí người ta dễ bị dao dộng bởi những hoàn cánh khách quan tác động vào trong mọi việc từ lớn đến nhỏ. Bởi vậy, ca dao khuyên ta: Ai ...

Ai chẳng rõ vai trò của ý chí trong mọi công việc hàng ngày. Không có ý chí, người ta dễ bị lung lay bởi những lời bàn ra tán vào vu vơ vô căn cứ. Không có ý chí người ta dễ bị dao dộng bởi những hoàn cánh khách quan tác động vào trong mọi việc từ lớn đến nhỏ.

Bởi vậy, ca dao khuyên ta:
 
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
 
Đây là một lời khuyên đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề phải suy nghĩ.
 
Ý nghĩa của câu ca dao trên là gì?
 
Ta thấy ngay tác giả dân gian đã mượn một hình ảnh gần gũi, cụ thể để làm vật so sánh cho dễ hiểu: đó là ngôi nhà. Mỗi ngôi nhà đều phải có cái nền vững chắc và được dựng theo một hướng nào đó chủ định: hướng đông nam, tây nam, chính nam, hướng đông bắc... Cái hướng ấy được chọn theo một yêu cầu lợi ích hay thẫm mĩ nào đó của người chủ. Tương tự, con người phải có chí hay chí hướng. Nói theo cách nói ngày nay, có thể gọi đó là quan điểm, lập trường hay đúng hơn là mục đích sống, lí tưởng sống của mình.
 
Câu ca dao khuyên ta khi đã xác định được chí hướng đúng đắn của mình rồi thì phải kiên gan bền chí với bản lình vững vàng giữ chí cho bền thì mới mong thực hiện được hoài bão lí tưởng của mình. Chống lại mọi sự thay đổi xoay hướng, đổi nền, câu ca dao cũng ca ngợi lòng chung thủy, sự kiên định với cái cũ, nếp cũ, gợi ta nhớ đến lời thơ Tố Hữu trong bài Ta đi tới nổi tiếng;
 
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 
Phải có bản lĩnh vững vàng nếu không sẽ dễ ngả nghiêng theo ý kiến người này, người khác giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong truyện cười dân gian đã nhọc lòng mệt sức tốn công chẳng đạt được kết quả mà còn làm trò cười cho mọi người nữa.
 
Câu ca dao đúng là một lời khuyên răn chí lí chí tình, một bài học được rút ra từ biết bao kinh nghiệm thành công và thất bại ở đời của biết bao người, tương tự những câu: Có chí thì nên, Có công mài sắt, có ngày nên kim. Có thừa nhận giữ  chí cho bền thì mới có thể gặt hái được kết quả. Điều này xác đáng trong mọi trường hợp, dùng với việc thực hiện sự nghiệp lớn như cứu nươc, làm cách mạng mà cũng hoàn toàn đúng với cả những công việc nhỏ nhặt hàng ngày của đời học sinh chúng ta như làm một bài tập, đọc một quyển sách.. Bởi vậy, Bác Hồ từng khẳng định:
 
Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
 
Câu ca dao cũng còn là một bài học về sự thuỷ chung trong tình cảm: tình bạn,tình đồng chí, tình yêu... Đó cũng là lời nhắn nhủ đối với những ai như ngựa không cương, như thuyền không lái, trôi dạt lông bông (Vương Dương Minh) dễ dao dộng, dễ bị hoàn cảnh khách quan chi phối dẫn đến đổi hướng xoay dòng phản lại mục đích sống lí tưởng mà mình từng xác định từ đầu.
 
Trong lịch sử của dân tộc ta, chính nhờ tinh thần giữ chí cho bền mà ông cha ta đã chống lại đươc âm mưu đồng hóa nham hiểm của giặc thù để sau hơn một ngàn năm đô hộ giặc Tàu vẫn có một đất nước Đại Việt độc lập, hùng cường sau gần “một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn hai mươi năm miền Nam bị Mĩ hóa từng ngày về chính trị và kinh tế mà vẫn giữ vững được một đất nước Việt Nam, một con người Việt Nam theo đúng truyền thống dân tộc Việt Nam."
 
 
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là từ đầu chúng ta phải xác định đúng đắn mục đích và lí tưởng sống, nói một cách khác là chí hướng của mình sao cho phù hợp với chân lí cuộc đời và đạo lí con người. Giữ chi cho bên hoàn toàn không phải là báo thù hay ngoan cố, không tôn trọng chân lí khách quan, không chịu đổi mới trong suy nghĩ. Không nên vin vào truyền thống để bo bo bảo thủ xưa làm sao, nay làm vậy rồi duy trì những hủ tục lỗi thời trong đời sống. Không nhắm mắt làm theo người khác một cách mù quáng là đúng nhung không thèm xem xét người ta đổi thay như thế nào, vì sao lại phải đổi thay như thế thì chẳng qua đó cũng là thái độ cố chấp một cách mê muội mà thôi.
 
Tóm lại, trong cuộc sống, bất kì ai, làm bất cứ việc gì khi đã xác định mục đích và phương hướng đúng đắn rồi thì phải kiên định giữ chí cho bền, quyết tâm phấn đấu đến cùng mặc dầu đây đó xung quanh có bao kẻ xoay hướng đổi nền cũng không thể nào nao núng hay dao động mà nửa đường bỏ cuộc hoặc thay hướng đổi dòng, chí có thể mới dẫn đến thành công mà thôi.
 
Câu ca dao đúng là kinh nghiệm sông đẹp trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của cha ông ta. Đó vừa là lời động viên khuyến khích mọi người cần có chí hướng và phải kiên định giữ vững ý chí vừa là lời nhắn nhủ răn bảo những kẻ dễ thì làm khó thì bỏ dễ chùn bước khi gặp khó khăn trở ngại hay thất bại liên tiếp nhiều lần...

0