27/05/2018, 02:26

Hàm IF - Cách dùng hàm IF và ví dụ

Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm IF – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm logic rất được ưa dùng trong Excel. Mô tả: Hàm kiểm tra điều kiện trong Excel, cho phép so sánh logic giữa một giá trị và những gì bạn mong muốn. Cú pháp: IF(logical_test,[value_if_true],[val ...

Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm IF – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm logic rất được ưa dùng trong Excel.

Hàm If

Mô tả: Hàm kiểm tra điều kiện trong Excel, cho phép so sánh logic giữa một giá trị và những gì bạn mong muốn.

Cú pháp: IF(logical_test,[value_if_true],[value_if_false]).

Trong đó:

- logical_test: Điều kiện kiểm tra, là tham số bắt buộc.

- value_if_true: Giá trị trả về khi điều kiện so sánh với giá trị đúng, là tham số tùy chọn.

- value_if_false: Giá trị trả về khi điều kiện so sánh với giá trị sai, là tham số tùy chọn.

Chú ý:

- Số lượng hàm IF lồng nhau phụ thuộc vào phiên bản Excel:

+ Phiên bản Excel 2003 có tối đa 16 hàm If lồng nhau.

+ Phiên bản Excel 2007, 2010, 2013, 2016 có tối đa 64 hàm If lồng nhau.

Ví dụ:

1. Dựa vào tổng điểm đưa ra kết quả thi của thí sinh biết tổng điềm > 19 -> Đỗ còn lại trượt.

Hàm IF trong Excel

- Tại ô cần tính nhập công thức: =IF(G7>19,"Đỗ","Trượt").

Hàm IF trong Excel 2

- Nhấn Enter -> giá trị trả về là:

Hàm IF trong Excel 3

- Tương tự sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:

Hàm IF trong Excel 4

2. Dựa vào điểm trung bình đưa ra xếp loại học sinh cuối năm học biết:

ĐTB >= 8.5 -> Giỏi.

7 =< ĐTB < 8.5 -> Khá.

5 =< ĐTB < 7 -> Trung bình.

ĐTB < 5 -> Yếu.

Hàm IF trong Excel 5

- Tại ô cần tính nhập công thức: =IF(G7>=8.5,"Giỏi",IF(G7>=7,"Khá",IF(G7>=5,"Trung bình","Yếu"))).

Hàm IF trong Excel 6

- Nhấn Enter -> giá trị trả về là:

Hàm IF trong Excel 7

- Tương tự sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:

Hàm IF trong Excel 8

Trên đây là hướng dẫn và một số ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm IF trong Excel.

Chúc các bạn thành công!

0