24/05/2018, 21:55

Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà nước

Theo quy định tại điều 3 Luật thuế GTGT và Điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu ...

Theo quy định tại điều 3 Luật thuế GTGT và Điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cở sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.

Nội dung nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước :

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.

Các khoản phải nộp ngân sách, trong kỳ kế toán, các doanh nghiệp thường phải có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc :

- Các loại thuế trực thu và thuế gián thu.

- Khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc vốn ngân sách.

- Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định.

Ngoài ra một số doanh nghiệp công ích, khi sản xuất kinh doanh các mặt hàng bán theo giá chỉ đạo của Nhà nước mà không đủ bù đắp chi phí thì được Nhà nước trợ cấp, trợ giá.

Nhiệm vụ hạch toán

Hạch toán thanh toán với Nhà nước phải thực hiện được các nhiệm vụ hạch toán sau :

- Giám đốc nắm tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời các khoản phải nộp.

- Kê khai chính xác khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng trợ cấp, trợ giá của Nhà nước.

- Trường hợp nộp các khoản bằng ngoại tệ, thì việc ghi sổ tiến hành trên cơ sở quy đổi ngoại tệ thành VNĐ theo tỷ giá thực tế ở thời điểm nộp.

- Tính, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước theo đúng chế độ quy định.

- Phản ánh kịp thời số tiền của các khoản phải nộp tạm thời theo kê khai hoặc số chính thức theo mức duyệt của cơ quan thuế, tài chính trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết, sổ tổng hợp.

Tài khoản sử dụng

TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau :

Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp hai :

TK 3331- VAT phải nộp.

  • - 33311 : VAT đầu ra
  • - 33312 : VAT của hàng nhập khẩu

TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt.

TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu.

TK 3334- Thuế thu nhập doanh nghiệp.

TK 3335- Thu trên vốn.

TK 3336- Thuế tài nguyên.

TK 3337- Thuế nhà đất.

TK 3338- Các loại thuế khác (thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế trước bạ…)

TK 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (lệ phí giao thông, phí cầu phà, phí xăng dầu, khấu hao cơ bản phải nộp, trợ giá…)

Phương pháp hạch toán Hạch toán chi tiết thanh toán với Nhà nước.

Chứng từ sử dụng :

  • - Bảng kê khai thuế của doanh nghiệp
  • - Thông báo thuế của các cơ quan thuế
  • - Phiếu chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng,bảng kê nộp tiền vào ngân sách Nhà nước

Sổ chi tiết sử dụng :

Sổ chi tiết cuả TK 333 “ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ”. Sổ chi tiết này dùng để theo dõi chi tiết từng khoản thanh toán với ngân sách.

Sơ đồ hạch toán chi tiết thanh toán với Nhà nước :

Căn cứ vào các chứng từ thanh toán với ngân sách, kế toán chi tiết tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh.

Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp các khoản thanh toán với Nhà nước để làm cơ sở đối chiếu với sổ cái TK 333 và là căn cứ để lập Báo cáo kết quả kinh doanh :

  • - Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
  • - Phần III : VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. Hạch toán tổng hợp thanh toán với Nhà nước

Hạch toán thuế giá trị gia tăng.

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT ) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
  • Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu VAT có thể tính thuế theo 1 trong 2 phương pháp là : phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên VAT

* Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên VAT là :

  • - Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
  • Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá, quý, ngoại tệ.

Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác (trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên VAT nói trên).

Phương pháp tính VAT :

- Phương pháp khấu trừ thuế.

  • Căn cứ để tính VAT là giá tính thuế và thuế suất. VAT cơ sở phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp sau :
  • Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả VAT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.
  • . Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng được xác định bằng giá thực tế mua vào, bao gồm cả VAT .

Hạch toán thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ :

VAT đầu vào :

Tài khoản sử dụng : TK 133- VAT được khấu trừ.

Nội dung và kết cấu của TK 133 :

TK 133 có 2 tài khoản cấp hai :

  • - TK 1331 : VAT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ. Tài khoản này dùng để phản ánh VAT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế.
  • - TK 1332 : VAT được khấu trừ của TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh VAT đầu vào của quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế

Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào các chứng từ :

  • - Hoá đơn VAT
  • - Hoá đơn bán hàng : khấu trừ 3% trên tổng giá mua
  • - Bảng kê mua hàng : khấu trừ 2%

Kế toán ghi :

Nợ TK 152 : nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 156 : hàng hoá

Nợ TK 211 : TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 : TSCĐ vô hình

Nợ TK 611 : mua hàng- phương pháp kiểm kê định kỳ

Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331 : tổng giá thanh toán

Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi

Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241…

Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331… : tổng giá thanh toán

Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi :

Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán (giá mua chưa có VAT đầu vào)

Nợ TK 133 : VAT đầu vào

Có TK 111, 112, 331… : tổng giá thanh toán

Khi trả lại hàng cho người bán, kế toán phải ghi giảm VAT đầu vào (nếu có)

Nợ TK 111, 112, 331… : giá thanh toán của hàng trả lại cho người bán

Có TK 133 : VAT đầu vào

Có TK 152, 153… : giá chưa thuế

Hạch toán VAT đầu ra :

Tài khoản sử dụng : TK3331- VAT phải nộp

Nội dung và kết cấu của TK này như sau :

Tài khoản này có các tài khoản cấp ba sau :

- TK33311 : VAT đầu ra. Dùng để phản ánh số VAT đầu ra, số thuế VAT phải nộp, đã nộp, còn phài nộp của hàng hoá, sản phẩm , dịch vụ tiêu thụ.

- TK33312 : VAT của hàng nhập khẩu. Dùng để phản ánh VAT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.

Trình tự hạch toán :

Khi bán hàng hoá, dịch vụ, căn cứ vào hoá đơn VAT , kế toán ghi :

Nợ TK 111, 112, 131… : tổng giá thanh toán

Có TK 3331 : VAT phải nộp

Có TK 511 : doanh thu bán hàng, giá chưa có thuế VAT

Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại ( thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ ) kế toán ghi :

Nợ TK 531 : hàng bán bị trả lại ( giá bán chưa có VAT )

Nợ TK 3331 : giảm VAT phải nộp

Có TK 111, 112, 131… : giá thanh toán của hàng bán bị trả lại

Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế (VD : thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ…), kế toán ghi :

Nợ TK 111, 112, 131… : tổng giá thanh toán

Có TK 711 : thu nhập hoạt động tài chính

Có TK 711 : thu nhập hoạt động bất thường

Có TK 3331 : VAT phải nộp

Đơn vị nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hàng hoá, dịch vụ để biếu, tặng thì doanh thu và số VAT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đem biếu, tặng ghi :

  • - Doanh thu bán hàng :

Nợ TK 641, 642 : giá chưa có thuế VAT

Có TK 512 : doanh thu bán hàng

Có TK 3331 : thuế VAT

Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thì được hạch toán như sau :

  • - Doanh thu bán hàng :

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 512 : doanh thu bán hàng nội bộ

Không phản ánh VAT khi lập hoá đơn, gạch bỏ dòng thuế VAT .

Quyết toán thuế VAT .

Theo quy định, năm quyết toán VAT được tính theo năm dương lịch, thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán.

Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số đã nộp hoặc số thuế được hoàn của năm quyết toán, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán.

Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế và gửi tới cơ quan thuế địa phương theo đúng thời gian quy định.

Cuối kỳ, kế toán xác định số VAT đầu vào được khấu trừ và số VAT phải nộp trong kỳ, kế toán ghi :

Nợ TK 3331 : VAT phải nộp

Có TK 133 : VAT được khấu trừ

Khi nộp VAT vào ngân sách Nhà nước :

Nợ TK 3331 : VAT phải nộp

Có TK 111, 112

Nếu số VAT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số VAT đầu ra được phát sinh trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số VAT đầu vào bằng số VAT đầu ra. Số VAT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế.

Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu VAT nhưng không tách riêng được thì cuối năm quyết toán, xác định số VAT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số VAT không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi :

Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán

Có TK 133 : VAT được khấu trừ

Số VAT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, kế toán ghi :

Nợ TK 142 : chi phí trả trước

Có TK 133 : VAT được khấu trừ

Đến kỳ kế toán sau khi tính số VAT không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi :

Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán

Có TK 142 : chi phí trả trước

Khi nộp VAT vào ngân sách Nhà nước kế toán ghi :

Nợ TK 3331 : VAT phải nộp

Có TK 111, 112…

Trường hợp đơn vị được giảm VAT :

Nợ TK 3331 : trừ vào VAT phải nộp

Nợ TK 111, 112 : nhận bằng tiền

Có TK 711 : thu nhập bất thường

Sơ đồ hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ :

VAT đầu vào

Quyết toán thuế VAT .

Hàng hoá, vật tư mua về dùng cho sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế và mặt hàng không chịu thuế.

Đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu VAT :

Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá, kế toán số VAT của hàng nhập khẩu :

Trường hợp hàng hoá dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế số VAT hàng nhập khẩu được khấu trừ ghi :

Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ

Có TK 3331- 33312 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu

Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu VAT hoặc chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hay dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, phúc lợi … số VAT của hàng nhập khẩu không được khấu trừ, kế toán ghi :

Nợ TK 152, 156, 211…

Có TK 3331- 33312 : VAT phải nộp

Khi nộp VAT hàng hoá nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước kế toán ghi :

Nợ TK 3331- 33312 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu

Có TK 111, 112

Trường hợp hoàn VAT :

Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế mà thường xuyên có số VAT đầu vào lớn hơn số VAT đầu ra thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại VAT theo quy định của chế độ thuế :

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau :

- Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được hoàn thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.

- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng (nếu xác định được số thuế giá trị gia tăng đầu vào riêng của từng chuyến hàng).

- Đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cơ sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng đi uỷ thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hoá xuất khẩu.

Khi nhận được tiền ngân sách Nhà nước thanh toán về số tiền VAT đầu vào được hoàn lại, kế toán ghi :

Nợ TK 111, 112

Có TK 133 : VAT được khấu trừ

Phương pháp tính VAT trực tiếp.

Khi mua vật tư, hàng hoá :

Nợ TK 152, 156…giá có thuế

Có TK 111, 112, 331…

Khi xác định được số VAT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi :

Nợ TK 642- 6425 : thuế, phí và lệ phí

Có TK 3331 : VAT phải nộp

Khi nộp thuế hoặc được miễn giảm thuế thì kế toán phản ánh tương tự như phương pháp khấu trừ.

Trường hợp VAT âm thì tháng đó không phải nộp thuế VAT , phần VAT đó được trừ vào tháng sau nhưng không được chuyển sang niên độ sau.

Sơ đồ hạch toán VAT theo phương pháp trực tiếp :

Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu được thu trên giá bán của một số mặt hàng mà Nhà nước hạn chế tiêu dùng như : bia, rượu thuốc lá,ô tô,xe máy…

Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có nhập khẩu hay sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB thì phải nộp thuế TTĐB và không phải nộp VAT đối với hàng hoá này ở khâu tiêu thụ.

Cơ sở nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB, ngoài thuế nhập khẩu lúc nhập khẩu hàng hoá còn phải nộp thuế TTĐB và không phải nộp thuế VAT . Trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thác là đối tượng nộp thuế TTĐB

Đối với cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB thì khi kê khai thuế TTĐB ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp.

Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.

Giá bán của cơ sở sản xuất là giá bán ghi trên hoá đơn bán hàng và các khoản phụ thu (nếu có) của cơ sở.

Đối với trường hợp bán hàng qua đại lý thì giá bán làm căn cứ tính thuế là giá bán ra chưa trừ hoa hồng đại lý.

  • Đối với hàng nhập khẩu :

Trường hợp hàng nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì thuế nhập khẩu tính trong công thức trên là số thuế còn phải nộp.

- Đối với hàng hoá gia công thì giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế cuả mặt hàng sản xuất cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm giao hàng. Nếu không có giá sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm giao hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá bán sản phẩm đó trên thị trường hoặc do cơ sở đưa gia công nhận hàng về bán ra để xác định giá tính thuế và thông báo cho cơ sở thực hiện.

- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp thì giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế TTĐB của hàng bán ra theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp.

Việc hạch toán tổng hợp được thực hiện như sau :

Khi bán hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, kế toán ghi doanh thu :

Nợ TK 111, 112, 131…

Có TK 511, 512 : doanh thu

Khi nhận được thông báo nộp thuế TTĐB của cơ quan thuế, kế toán ghi :

Nợ TK 511, 512 : doanh thu

Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối với thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, kế toán ghi :

Nợ TK 151, 152, 211…

Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt

Khi nộp thuế TTĐB, kế toán ghi :

Nợ TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt

Có TK 111, 112

Nếu doanh nghiệp được hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp hàng tạm nhập tái xuất, thuế nộp theo tờ khai nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn, kế toán ghi âm để giảm thuế TTĐB phải nộp :

Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt - ghi âm

Nếu được hoàn lại bằng tiền, kế toán ghi :

Nợ TK 111, 112

Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt

Khi được giảm thuế TTĐB, kế toán ghi :

Nợ TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt

Có TK 711 : thu nhập bất thường

Hạch toán thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế phát sinh khi hàng hoá được xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam mà các hàng hoá này thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.

Phương pháp tính :

Hạch toán thuế xuất khẩu

Khi xác định được số thuế xuất khẩu, kế toán ghi :

Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3333- thuế xuất khẩu

Trong trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế xuất khẩu như hàng tạm xuất tái nhập, hàng xuất thực tế ít hơn so với tờ khai, hàng không xuất khẩu được… phản ánh số thuế xuất khẩu được hoàn lại, kế toán ghi âm để giảm số thuế phải nộp :

Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3333- thuế xuất khẩu : ghi âm

Nếu được hoàn lại bằng tiền, kế toán ghi :

Nợ TK 111, 112

Có TK 3333- thuế xuất khẩu

Trong trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế xuất khẩu, kế toán ghi :

Nợ TK 3333- thuế xuất khẩu

Có TK 711 : thu nhập bất thường

Khi nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi :

Nợ TK 3333- thuế xuất khẩu

Có TK 111, 112

Sơ đồ hạch toán thuế xuất khẩu :

Hạch toán thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là loại thuế phát sinh trong quá trình mua vật tư, hàng hoá, vì vậy nó được tính vào giá thực tế của vật tư, hàng hoá.

Khi xác định được số thuế nhập khẩu phải nộp, kế toán ghi :

Nợ TK151 : hàng nhập khẩu đang đi đường

Nợ TK 152, 156 : hàng nhập khẩu đã nhập kho

Nợ TK 211, 241 : hàng nhập khẩu là TSCĐ

Có TK 3333- thuế nhập khẩu

Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu như hàng tạm nhập tái xuất, hàng thực nhập ít hơn so với tờ khai… phản ánh số thuế được hoàn lại, kế toán ghi :

Nợ TK 3333 : thanh toán bù trừ

Nợ TK 111, 112 : được hoàn thuế bằng tiền

Có TK 632 : ghi giảm giá vốn hàng tái xuất

Có TK 711 : thu nhập khác (nếu đã kết chuyển giá vốn hàng tái xuất)

Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế nhập khẩu, kế toán ghi :

Nợ TK 3333- thuế nhập khẩu

Có TK 711 : thu nhập khác

Khi nộp thuế nhập khẩu, kế toán ghi :

Nợ TK 3333- thuế nhập khẩu

Có TK 111, 112

Sơ đồ hạch toán thuế nhập khẩu :

Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khái niệm : Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả tài chính của doanh nghiệp. Các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế theo luật định.

Phương pháp tính : Thuế thu nhập được xác định như sau :

Theo quy định của luật thuế doanh nghiệp thì thuế thu nhập được quyết toán hàng năm, tuy nhiên để đảm bảo nguồn thu ổn định, thường xuyên cho ngân sách Nhà nước, hàng quý doanh nghiệp phải nộp thuế theo kế hoạch hoặc theo thông báo của cơ quan thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung :

Theo thông tư số 18/2002/ TT – BTC ngày 20/2/2002 thì các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề ít bị cạnh tranh mang lại thu nhập cao, sau khi nộp thuế thu nhập theo thuế suất32% mà phần thu nhập còn lại cao hơn 20% vốn chủ sở hữu hiện có thì số vượt trên 20% phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung với thuế suất 25%. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung được xác định bằng cách lấy thu nhập còn lại (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32%) trừ 20% vốn chủ sở hữu hiện có.

Phương pháp hạch toán :

Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp cho ngân sách, kế toán ghi :

Nợ TK 421- 4212 : ghi giảm lợi nhuận năm nay

Có TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp

Đầu năm sau, khi báo cáo quyết toán thuế được duyệt, kế toán so sánh số thuế tạm nộp trong năm trước với số thực tế phải nộp (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung - nếu có).

Nếu số thuế thực tế phải nộp lớn hơn số tạm nộp thì tiến hành nộp bổ xung, kế toán ghi

Nợ TK 421- 4211 : ghi giảm lợi nhuận năm trước

Có TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp

Nếu số tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì số nộp thừa chuyển bù cho năm tiếp theo : Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 4211 : lợi nhuận năm trước

Khi nộp thuế thu nhập cho Nhà nước, kế toán ghi :

Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112…

Trường hợp doanh nghiệp được Nhà nước miễn giảm thuế thu nhập, kế toán ghi : Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 4211 : ghi tăng lợi nhuận của năm trước.

Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hạch toán tiền thu trên vốn.

Tiền thu trên vốn là khoản thu có tính chất điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp nhà nước, được tính trên tổng số vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tỷ lệ thu trên vốn .

Theo chế độ tài chính hiện hành, những doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách kinh doanh có lãi mới phải nộp tiền thu sử dụng vốn và tiền thu trên vốn được tính theo năm.

Khi xác định được tiền thu sử dụng vốn kế toán ghi :

Nợ TK 421 : lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 3335 : thu trên vốn

Khi nộp tiền sử dụng vốn cho Nhà nước, kế toán ghi :

Nợ TK 3335 : thu trên vốn

Có TK 111, 112

Sơ đồ hạch toán tiền thu trên vốn :

Hạch toán thuế nhà đất, tiền thuê đất.

- Thuế nhà đất bao gồm hai phần :

Thuế đối với nhà

Thuế đối với đất : được áp dụng đối với đất ở, đất xây dựng công trinh trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Phương pháp tính :

Thuế đất được tính dựa trên diện tích đất, giá tính thuế của từng hạng đất và thuế suất. Công thức tính như sau :

- Đối với các doanh nghiệp thuê đất Nhà nước để tiến hành sản xuất, kinh doanh thì phải nộp tiền thuê đất theo giá quy định.

Nếu doanh nghiệp nộp tiền thuê đất một lần cho nhiều năm thì khoản chi đó sẽ hình thành TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất).

Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất định kỳ hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Khi xác định được số thuế nhà đất phải nộp hoặc tiền thuê đất phải trả định kỳ hàng năm, kế toán ghi :

Nợ TK 213-2131 : tiền thuê đất trả trước cho nhiều năm

Nợ TK 642- 6425 : thuế nhà, đất hoặc tiền thuê đất trả định kỳ hàng năm

Có TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Khi nộp thuế nhà đất, tiền thuê đất, kế toán ghi :

Nợ TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Có TK 111, 112

Sơ đồ hạch toán thuế nhà đất, tiền thuê đất :

Hạch toán các loại thuế khác

Ngoài các loại thuế nói trên, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước còn có :

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao : là loại thuế đối với người có thu nhập cao, trường hợp người lao động trong doanh nghiệp thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp là người thu hộ thuế cho nhà nước.

Thuế thu nhập cá nhân được tính cho cả năm và tạm nộp theo thu nhập thực tế hàng tháng. Đối với thu nhập thường xuyên thì cuối năm quyết toán để tính ra số thừa, thiếu. Đối với thu nhập không thường xuyên thì tính theo từng lần phát sinh và cuối năm không quyết toán.

Để phản ánh số thuế thu nhập cá nhân mà doanh nghiệp thu hộ Nhà nước, kế toán ghi:

Nợ TK 334 : trừ vào thu nhập phải trả người lao động

Có TK 3338- Thuế thu nhập cá nhân

- Thuế môn bài : là loại thuế nhằm mục đích nắm đơn vị kinh doanh đầu năm mới (thuế mở cửa hàng đầu năm). Loại thuế này được tính theo các mức thu nhập bình quân hàng tháng của đối tượng chịu thuế.

Phản ánh số thuế môn bài phải nộp, kế toán ghi :

Nợ TK 642- 6425 : thuế, phí, lệ phí

Có TK 3338 - Thuế môn bài

- Khi nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài, kế toán ghi :

Nợ TK 3338 : Các loại thuế khác

Có TK 111, 112

Hạch toán các khoản thanh toán khác với Nhà nước.

Ngoài các khoản thuế, các doanh nghiệp còn phải nộp các khoản phí, lệ phí như phí trước bạ, lệ phí giao thông, lệ phí cầu, đường, phí xăng dầu…

- Phản ánh lệ phí trước bạ phải nộp, kế toán ghi :

Nợ TK 211 : tính vào nguyên giá TSCĐ

Có TK 3339- Phí trước bạ

- Đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu, khi bán hàng phải thu hộ lệ phí giao thông cho Nhà nước :

Nợ TK 111, 112… : thu tiền bán hàng

Có TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3339 : lệ phí giao thông phải nộp Nhà nước

Khi nộp lệ phí giao thông cho Nhà nước, kế toán ghi :

Nợ TK 3339 - Phí giao thông

Có TK 111, 112

- Đối với các doanh nghiệp hưởng trợ cấp trợ giá của Nhà nước thì khi nhận thông báo về số tiền trợ cấp, trợ giá được duyệt, kế toán ghi :

Nợ TK 3339 - Trợ cấp, trợ giá

Có TK 511- 5114 : doanh thu được trợ cấp trợ giá

Khi nhận được tiền trợ cấp, trợ giá, kế toán ghi :

Nợ TK 111, 112, 311…

Có TK 3339 - Trợ cấp, trợ giá

  • Phí xăng dầu : là loại phí được thu trên một số loại xăng dầu nhất định và chỉ thu một lần. Phương pháp tính :

Khi bán các loại xăng, dầu thuộc đối tượng chịu phí xăng dầu, kế toán ghi như sau :

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra

Có TK 3339- Phí xăng dầu

Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán khác với Nhà nước :

Phí xăng dầu

0