Hạ tầng cơ sở cho thương mại điện tử ở Việt Nam
Hiện nay Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối xây dựng Luật giao dịch điện tử, dự kiến thông qua vào cuối năm 2005. Đến nay dự thảo Luật giao dịch điện tử cơ bản đã hoàn thành, Luật giao dịch điện tử sẽ được Uỷ ban thường ...
Hiện nay Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối xây dựng Luật giao dịch điện tử, dự kiến thông qua vào cuối năm 2005. Đến nay dự thảo Luật giao dịch điện tử cơ bản đã hoàn thành, Luật giao dịch điện tử sẽ được Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua vào 2005. Đây sẽ là một khung pháp lý cơ bản tạo cơ sở cho việc triển khai và phát triển TMĐT tại Việt Nam và là cơ sở để ra các văn bản dưới luật quy định các vấn đề chi tiết liên quan đến TMĐT.
Hạ tầng công nghệ thông tin
- Phần cứng: Hiện nay toàn quốc có 200 máy tính mini Servers, 700.000 máy vi tính PC. Công suất sử dụng bình quân chưa cao, hiệu quả sử dụng còn thấp.
- Phần mềm, các cơ sở dữ liệu và dịch vụ CNTT: Hiện nay toàn quốc có khoảng 3.000 phần mềm hệ thống và 10.000 phần mềm ứng dụng.
Hạ tầng viễn thông:
Tổng công ty Bưu chính viễn thông hiện đang triển khai cung cấp các dịch vụ Internet qua mạng điện thoại nội hạt trong cả nước. Mặc dù hiện nay cước phí thuê bao vẫn còn cao so với mặt bằng chung trên thế giới mặc dù đã giảm so với trước.Có thể nói hạ tầng viễn thông của ta vãn còn nhiều bất cập để chuẩn bị cho việc phát triển ứng dụng TMĐT.
Hạ tầng Internet:
Đến 14/9/2002 cả nước đã có khoảng 106.286 thuê bao Internet qua nhà cung cấp dich vụ Internet lớn nhất VDC, chủ yếu phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, du lịch và thương mại. Số lượng người thuê bao Internet chưa nhiều do giá cước còn cao trong khi thu nhập của người dân còn rất thấp, tốc độ truy nhập thông tin chậm, nội dung thông tin tiếng việt nghèo nàn, tiếng anh chưa được phổ cập rộng rãi, chất lượng dịch vụ Internet chưa tốt, số nhà cung cấp dịch vụ Internet của VN hiện còn ít, và chưa có sự cạnh tranh. Tuy vậy, hạ tầng Internet của Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng sẽ đảm bảo cho việc kết nối và truyền dữ liệu.
Công nghiệp điện tử- viễn thông và công nghệ thông tin:
Công nghiệp điện tử trong thời gian qua có kế hoạch phát triển tăng tốc và đã triển khai nhanh, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đáng kể công nghiệp thông tin viễn thông ở nước ta.
Hạ tầng điện năng:
Ngành điện lực có sản phẩm cơ bản và đặc biệt là điện năng. Cơ sở hạ tầng điện năng hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá nói chung và càng không thể thiếu được với CNTT và TMĐT nói riêng. Mặc dù nguồn điện cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu song đối với CNTT do tiêu hao năng lượng thấp nên không có ảnh hưởng gì đáng kể.
Hiện nay, ngành Cơ yếu Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã hiện đại đáp ứng được yêu cầu bảo mật thông tin, thư tín, thoại, fax truyền trên kênh viễn thông hữu tuyến, vô tuyến và mạng máy tính các loại. Nhưng các loại sản phẩm đó mới chỉ đáp ứng cho yêu cầu sử dụng trong nội bộ ngành Cơ yếu và chủ yếu là để bảo mật thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Chưa thống nhất mã thương mại với các nước trong khu vực và thế giới (liên quan đến TMĐT qua biên giới). Riêng mã số mã vạch tới nay mới có khoảng 10% sản phẩm bán lẻ lưu thông trên thị trường có in mã số mã vạch trên bao bì.
Thực trạng của các Ngân hàng Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ cho TMĐT:
Bốn ngân hàng trong thương mại quốc doanh lớn chiếm 80% tổng khối lượng giao dịch và có tới 70% tổng số tài khoản khách hàng trong đó có nhiều khách hàng lớn là các tổng công ty 90/91. Phương tiện thanh toán bằng tiền mặt tuy đã giảm dưới 12% tổng khối lượng thanh toán và không còn giữ vai trò là phương tiện thanh toán chủ yếu nữa. Các phương tiện thanh toán bằng chứng từ như séc, lệnh thanh toán được uỷ quyền v.v…càng ngày càng chiếm vị trí chủ yếu (85% trong khối lượng thanh toán qua các hệ thống ngân hàng). Đến nay Ngân hàng Nhà nước và bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đều có hệ thống bù trừ và thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra các ngân hàng còn tham gia hệ thống thanh toán S.W.I.F.T với hàng ngàn lượt bức điện thanh toán đi/đến.
Mặc dù vậy các ngân hàng lớn trong nước chưa chuyển đổi được các mô hình giao dịch cũ sang mô hình ngân hàng hiện đại có các sản phẩm dịch vụ TMĐT được cung cấp trên Internet, đến từng khách hàng và cho phép các khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán qua mạng đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng đòi hỏi các khoản thanh toán qua mạng đáp ứng nhu cầu thực hiện ngay lập tức. Mặt khác ngân hàng trong nước còn phải chịu sức ép cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với cách thức hoạt động chuyên nghiệp.
Pháp luật Việt Nam bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ sau: Quyền tác giả; sáng chế; giải pháp hữu ích; nhãn hiệu hàng hóa; kiểu dáng công nghiệp; tên gọi xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp cũng vừa mới được ban hành.
Giao dịch TMĐT mang tính toàn cầu, không giới hạn trong phạm vi một quốc gia, một vùng lãnh thổ, người bán và người mua không giao dịch trực tiếp; sự rủi ro, bất trắc trong giao dịch cao hơn hình thức thương mại truyền thống. Những đặc điểm trên đặt ra những yêu cầu mới, vấn đề mới cần nghiên cứu giải quyết trong TMĐT.
Hạ tầng cơ sở nhân lực của TMĐT gồm hai thành phần: Các chuyên gia CNTT và xã hội (khách hàng tiềm năng tham gia TMĐT).