18/06/2018, 12:37

Hà Nội - Làng hương Yên Phụ

Nói tới Thăng Long - Ðông Ðô - Hà Nội đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến, không thể không kể tới những làng nghề truyền thống, bởi chính những làng nghề, phố nghề đã ở Hà Nội đã mai một như Ngọc Hà, Ngũ Xã, An Thái ... nhưng Yên Phụ, một làng làm hương vẫn như ...

Làng hương Yên Phụ

         Nói tới Thăng Long - Ðông Ðô - Hà Nội đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến, không thể không kể tới những làng nghề truyền thống, bởi chính những làng nghề, phố nghề đã ở Hà Nội đã mai một như Ngọc Hà, Ngũ Xã, An Thái ... nhưng Yên Phụ, một làng làm hương vẫn như sống mãi với thời gian. Nằm ở cửa ô Yên Phụ, qua dốc Thanh Niên - Cổ Ngư là tới làng nằm ven hồ Tây mênh mông kỳ bí, trước kia thuộc quận Ba Ðình, nay về quận mới Tây Hồ. Ngoài nghề nuôi cá cảnh mới được du nhập mấy chục năm nay, thì người dân ở đây vẫn có nghề làm hương đốt từ lâu đời.

        Theo một số tư liệu cũng như các bậc cao niên trong làng kể lại thì nghề làm hương ở đây do một người Trung Hoa mang tới từ thế kỷ 13 và dạy cho dân làng. Ðạo Phật và tục đốt hương phát triển ở đây mà còn ở nhiều nơi khác. Bước sang thế kỷ này, nghề hương ở Yên Phụ phát triển mạnh mẽ nhất và không chỉ thu hút dân trong làng mà còn hấp dẫn các làng An Dương, Nghi Tàm theo nghề với số lượng lớn. Ðầu những năm 80 nghề hương ở đây có dấu hiệu bị mai một khi rất nhiều gia đình bỏ nghề chuyển qua nuôi cá cảnh và kinh doanh, buôn bán. Lúc này chỉ còn khoảng 20% số hộ trong làng còn làm nghề. Thế nhưng, chỉ 7-8 năm sau, bước sang những năm 90, nghề này lại được khôi phục. Nghề làm hương tuy không nhàn hạ và thu nhập cũng chẳng lấy gì làm cao nhưng người dân vẫn một mực theo nghề vì họ cho rằng đây là nghề truyền thống, vả lại từ lâu người dân đã sống bằng nghề này giờ không biết chuyển nghề nào cho hợp.

        Quả đúng như vậy, nghề hương ở đây rất vất vả, để làm ra được que hương phải mất bao nhiêu công đoạn. Nhà làm nghề thì tất cả các thành viên trong gia đình đều phải làm việc cật lực với sự phân công mỗi người một việc, từ nhỏ tới lớn, từ một việc, từ đơn giản nhất tới phức tạp. Người già và trẻ em thường đảm nhiệm những công việc nhẹ nhàng không phức tạo như vót que, phơi và thu lượm, đóng bao thành phẩm.

        Công đoạn khó và phức tạp nhất là khâu pha trộn bột mùn hương (loại mùn cưa gỗ) với một số hương liệu như bột hồi, quế, trầm... Công việc này phải do người có tay nghề, kỹ thuật và kinh nghiệm đảm nhiệm bởi nếu pha chế không cẩu thận hoặc không đúng liều lượng, hương sẽ không thơm.

 

 
0