Hà Nội - Đền Phù Đổng
Đền Phủ Đổng xã Phủ Đổng thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội còn có tên nữa là làng Gióng quê hương người anh hùng truyền thuyết đã đánh giặc giúp vua hùng thứ 6 ( mười thế kỷ trước Công nguyên) tại đây có hai ngôi đền chính. Đền Gióng còn gọi là đền thượng to và đẹp ...
Đền Phủ Đổng xã Phủ Đổng thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội còn có tên nữa là làng Gióng quê hương người anh hùng truyền thuyết đã đánh giặc giúp vua hùng thứ 6 ( mười thế kỷ trước Công nguyên) tại đây có hai ngôi đền chính. Đền Gióng còn gọi là đền thượng to và đẹp tương truyền được vua Lý Thái Tổ cho dựng trên nền nhà cũ của ông Gióng từ khi nhà vua rời đô thành ra Thăng Long (10100 những diện mạo hiện nay còn bái đường hậu cung nhà thuỷ đình để múa rối nước có ao trước...
Tượng Thánh Gióng khá lớn ngồi giữa hai dãy tượng cao, hiện vật đáng chú ý đền thượng này là đôi rồng đá cách biệt ở bậc thềm nét chạm khoẻ và phóng khoáng đồ sư tử đá tạc từ thế kỷ 18, tượng chạm chổ đẹp tấm bia khác năm 1660 và đôi choé sứ tương truyền là của bà chúa choé Đăng Thị Hửu (1785) cúng tiến hồi thế kỷ 18. Đền Mẫu còn gọi là Đền Hà, ở ngoài đền là nơi thờ bà mẹ Thánh Gióng xây năm 1693 trước đền có cái ao hình bầu dục là nơi hàng năm trong ngày hội làng tiến hành lấy nước rồi rước về đền thượng cúng lễ cách đền Mẫu một đoạn về phía Đông Bắc là khu vườn của mẹ Thánh Gióng có tảng đá theo truyền thuyết có 14 dấu chân người khổng lồ đã từng dẫm nát vườn rau trong một đêm mưa và sau đấy bà mẹ Gióng ướm thử chân vào đó nên đã có mang sinh ra Gióng.
Hội Gióng tổ chức vào ngày 9 tháng 4 âm lịch là một cuộc diễn xướng tổng hợp ca múa nhạc, nhắc lại sự tích anh hùng của ông Gióng dẹp giặc Ân, một hội trận truyền thống có qui mô lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cạnh đền Thượng còn có chùa Kiến Sơ, một ngôi chùa cổ tương truyền nhà sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc (thế kỷ thứ 7) đã sang tu ở đây và mở ra một phái Thiền Tông mới trong Phật giáo Việt Nam mang tên ông.