Grammar - Unit 13 tiếng Anh 11
Grammar - Unit 13 tiếng Anh 11 A. Liên từ và cách sử dụng. 1. Cấu tạo: Liên từ gồm 3 dạng chính: từ đơn, từ ghép, tương liên ...
Grammar - Unit 13 tiếng Anh 11
A. Liên từ và cách sử dụng. 1. Cấu tạo: Liên từ gồm 3 dạng chính: từ đơn, từ ghép, tương liên
GRAMMAR
A. LIÊN TỪ VẢ CÁCH SỬ DỤNG
Liên từ đóng vai trò quan trọng trong tiếng Anh, đặc biệt là ngôn ngữ viết. Bởi chúng làm cho các ý trong một câu, các câu văn trong một đoạn liên kết với nhau chặt chẽ hơn.
Liên từ là từ dùng để nối hai phần, hai mệnh đề trong một câu.
Sau đây là một vài ví dụ về liên từ:
- Liên từ đẳng lập: and, but, or, nor, for, yet, so.
- Liên từ phụ thuộc: although, because, since, unless.
1. Cấu tạo: Liên từ gồm 3 dạng chính:
- Từ đơn: and, but, because, althouah...
- Từ ghép (thường kết thúc bằng as hoặc that): provided that, as long as, in order
that....
- Tương liên (đi cùng với trạng từ hoặc tính từ): so ... that
2. Chức năng
Liên từ có 2 chức năng cơ bản:
- Liên từ đẳng lập: được dùng để nối hai phần trong một câu có vai trò ngữ pháp : độc lập với nhau. Đó có thể là các từ đơn hoặc các mệnh đề.
e.g: + Jack and Alan went up the hill. (Jack và Alan đi lên đồi.)
+ The water was warm, but I didn't go swimming.
(Nước ấm, nhưng tôi đã không đi bơi.)
- Liên từ phụ thuộc: được dùng để nối mệnh đề phụ thuộc với mệnh đề chính của câu.
e.g: I went swimming although it was cold. (Tôi đã đi bơi mặc dù trời lạnh.)
3. Vị trí
Liên từ đẳng lập: luôn luôn đứng giữa hai từ hoặc hai mệnh đề mà nó liên kết.
Liên từ phụ thuộc: thường đứng đầu mệnh đề phụ thuộc.
a. Liên từ đẳng lập: and, but, or, nor, for, vet, so.
Một liên từ đẳng lập nối các phần có vai trò ngữ pháp tương đương hoặc ngang hàng nhau trong câu. Một liên từ đẳng lập cho thấy các thành phần mà nó liên kết có cấu trúc và tầm quan trọng tương tự nhau.
Hãy xem những ví dụ sau - hai thành tố trong ngoặc vuông được nối với nhau bởi một liên từ đẳng lập.
e.g: -I like [tea] and [coffee], (Tôi thích trà và cà phê.)
- [Ram likes tea], but [Anthony likes coffee].
(Ram thích trà, nhưng Anthony thích cafe.)
Liên từ đẳng lặp luôn đứng giữa các từ hoặc mệnh để mà nó liên kết.
Khi một liên từ đẳng lập nối các mệnh đề độc lập thì luôn có dấu phẩy đứng trước liên từ.
e.g: I want to work as an interpreter in the future, so I am studying Russian at university.
(Tôi muốn làm việc như một thông dịch viên trong tương lai, do đó, tôi đang học tiếng Nga trường đại học.)
Tuy nhiên, nếu các mệnh đề độc lập ngắn và tương tự nhau thì dấu phẩy không thực sự cần thiết.
Khi “and" đứng trước từ cuối cùng trong một dãy liệt kê thì có thể có dấu phẩy hoặc không.
e.g: - He drinks beer, whisky, wine, and rum.
(Ông ta uống bia, rượu whisky, rượu vang và rượu rum.)
- He drinks beer, whisky, wine and rum.
(Ông ta uống bia, rượu whisky, rựợu vang và rượu rum.)
b. Liên từ phụ thuộc
Phần lớn số liên từ là liên từ phụ thuộc.
Một số liên từ phổ biến như: after, although, as, because, before, how, if, once, since, than, that, though, till, until, when, where, whether while.
Liên từ phụ thuộc nối mệnh đề phụ với mệnh đề chính.
Mệnh đề chính - liên từ phụ thuộc - mệnh đề phụ.
e.g: Xuan went swimming although it was raining.
(Xuân đi bơi mặc dù trời mưa.)
Một mệnh đề phụ thuộc "phụ thuộc" vào mệnh đề chính. Nó không thể đứng một mình như là câu độc lập được.
Liên từ phụ thuộc luôn luôn đứng ở đầu mệnh đề phụ thuộc. Nó "giới thiệu" mệnh đề phụ thuộc. Tuy nhiên, mệnh đề phụ thuộc đôi khi cũng có thể đứng sau hoặc trước mệnh đề chính. Do vậy, trong tiếng Anh cũng có thể có hai cấu trúc sau:
e.g: - Nam went swimming although it was raining.
(Nam đi bơi mặc dù trời mưa.)
- Although it was raining. Nam went swimming (Mặc dù trời mưa, Nam đi bơi.)
B. CLEFT SENTENCES (CÂU CHẺ)
Trong tiếng Việt khi muốn nhấn mạnh một yếu tố nào đó trong câu ta thường nói “đây chính là” . Trong tiếng Anh, để muốn nhấn mạnh người ta dùng cấu trúc cleft sentences (câu chẻ). Thuật ngữ "câu chẻ" có lẽ xuất phát từ hình tượng "chẻ" câu ra để chen các cụm từ khác vào để nhấn mạnh. Có hai hình thức dùng câu chẻ để nhấn mạnh:
- Dùng mệnh đề quan hệ
e.g: Lam killed the tiger. (Lam đã giết con hổ.)
—> The person who killed the tiger was Lam.
(Người mà đã giết con hổ chính là Lam.
—>The animal that Lam killed was the tiger.
(Con vật mà Lam giết chính là con hổ.)
- Dùng cấu trúc It is/ was ... that/ who/ when
e.g: - It was Lam who killed the tiger. (Đó là Lam, người đã giết con hổ.)
- It was the tiger that Lam killed. (Đó là con hổ mà Lam đã giết.)
Cách thức dùng câu chẻ loại này như sau:
Nếu muốn nhấn mạnh cụm từ nào thì các chi viết cụm đó giữa it was/ is và who/ that/ when, các yếu tố khác giữ nguyên.
Nếu là quá khứ thì các bạn dùng “was”, hiện tại dùng “is”, cụm nhấn mạnh là thời gian thì dùng “when”, người dùng “ who”, còn “that” thì dùng cho mọi đối tượng.
e.g: I bought the book in the shop near my school.
(Tôi mua cuốn sách trong cửa hàng gần trường học của tôi.)
—> It was the book that I bought in the shop near my school.
(Đó là cuốn sách mà tôi đã mua trong cửa hàng gần trường học của tôi.)
—> It was in the shop near my school that I bought the book.
(Đó là trong của hàng gần trường học của tôi, tôi đã mua cuốn sách.)
—> It was I that/ who bought the book in the shop near my school.
(Đó là tôi / người mua cuốn sách trong cửa hàng gần trường học của tôi. )