25/05/2018, 13:13

Gỗ mun

Mun hay mun sừng (danh pháp khoa học Diospyros mun) là một loài thực vật thân gỗ trung bình thuộc họ Thị. Cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 7-18 m, đường kính đến 0,3 m hay hơn, cành nhánh ...

Mun hay mun sừng (danh pháp khoa học Diospyros mun) là một loài thực vật thân gỗ trung bình thuộc họ Thị.

Cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 7-18 m, đường kính đến 0,3 m hay hơn, cành nhánh nhẵn, tán rậm. Vỏ ngoài đen, nứt dọc nông. Lá đơn mềm, mọc cách, hình trứng nhọn, gân giữa và gân bên nổi rõ, dài 5,5-6,5 cm; rộng 2-2,2 cm, khi khô có màu đen. Hoa nhỏ, màu vàng đơn tính; hoa đực mọc thành xim 3-5 hoa ở nách lá, hoa cái mọc đơn độc. Hoa đực có đài hợp, hình cốc ngắn, ở phần trên chia thành 4 thùy, màu lục. Tràng hợp thành ống, dài 5 mm, ở trên chia thành 4 thùy màu vàng. Nhị 8; bao phấn hình mũi dùi, dài khoảng 3 mm. Quả nhỏ, đường kính 1,5-2 cm nhẵn, đen, vỏ dày, mang đài tồn tại xẻ 4 thuỳ.

Mùa hoa mun thường vào tháng 7. Mun tái sinh bằng hạt và chồi; nhất là chồi rễ ở gần gốc.

Mun là loài cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu.

Cây mun mọc rải rác hay thành từng đám trong trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn trên đất nghèo ở gần biển, ở nơi có độ cao thường không quá 100 m.

Cây thấy tại Lào, Việt Nam: Khánh Hòa (Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh: xã Cam Thịnh Đông), Ninh Thuận (Phan Rang-Tháp Chàm).

Lõi gỗ mun khi khô có màu đen bóng, cứng và bền nên khó gia công, thường dùng làm đồ gỗ quý, thủ công mĩ nghệ cao cấp. Quả và lá dùng để nhuộm đen lụa quý.

Sẽ nguy cấp do gỗ mun có giá trị cao nên các quần chủng mọc tự nhiên bị tìm kiếm ráo riết để khai thác làm cho số lượng cá thể giảm sút rất nhanh. Mức độ đe doạ: Bậc V.

0