Gỗ có tồn tại ở dạng lỏng hay không? - Câu hỏi hay
Tôi thấy rằng các chất đều tồn tại ở ba thể chính là rắn, lỏng, khí. Nhưng tôi chưa thấy gỗ ở thể lỏng bao giờ. Phải chăng gỗ là tập hợp của nhiều chất nên không cùng tồn tại ở một trạng thái trừ trạng thái rắn? (Phạm Quang Huy, anhuy210@gmail.com) ...
Tôi thấy rằng các chất đều tồn tại ở ba thể chính là rắn, lỏng, khí. Nhưng tôi chưa thấy gỗ ở thể lỏng bao giờ. Phải chăng gỗ là tập hợp của nhiều chất nên không cùng tồn tại ở một trạng thái trừ trạng thái rắn? (Phạm Quang Huy, anhuy210@gmail.com)
Gỗ trong một khu rừng của Anh. Ảnh minh họa: Geograph.org.uk |
Mời độc giả đặt câu hỏi khác tại đây.
thật sự người ta có thể chuyển gỗ từ thể rắn sang thể lỏng nhưng để chuyển được thì cần phải qua một quá trình rất phức tạp và chỉ áp dụng trong công nghiệp. Mình biết điều này khi đi thăm một công ty của Nhật tại Okinawa. Họ làm như sau đầu tiên họ dùng gỗ vụn sau khi bào hoặc cưa (hoặc có thể dùng gỗ vụn (phụ phẩm sau khi sản xuất của các xưởng mộc) sau đó họ xếp thành nhiều lớp (áp dụng với cả gỗ vụn dạng tấm mỏng và cả phoi gỗ sau khi bào) rồi bỏ vào một máy ép đúc khuôn dùng áp lực lớn và nhiệt độ cao mà gọi nôm na là đúc khuôn (moulding) khi đó gỗ lúc này sẽ chuyển sang chất lỏng. Chất lỏng này có đôo nhớt lớn và màu sắc tùy thuộc vào chất liệu và chất lượng gỗ. Họ giải thích tế bào gỗ có một chất (cái này từ chuyên ngành nên mình ko nhớ rõ lắm) bình thường kết dính các tế bào gỗ khác và làm cho gỗ ở thể rắn khi nén dưới áp lực và áp suất cao chất này sẽ biến đổi cấu trúc (cụ thể về cấu trúc và cách liên kết) nên sẽ chuyển sang thể lỏng. Tuy nhiên họ nói chuyển gỗ sang thể lỏng thì chất lỏng này ko có ứng dụng thực tế giống như đồ bỏ đi. Vì thế trong quá trình đúc khuôn (moulding) họ thường đúc khuôn ra thành vật dụng. cụ thể công ty đã đúc ra các bộ ly uống trà nếu nhìn thoáng qua tưởng là nhựa nhưng nhìn kỹ sẽ biết đó là gỗ vì có vân tự nhiên của gỗ (sản phẩm này có vân gỗ tự nhiên chứ không phải do sơn hau vẽ đâu nhé). Và những ly uống trà này mang đặc điểm của nhựa (rất nhẹ) và mang đặc điểm của gỗ nữa. Uống trà bằng những ly này rất ngon mà không lo về hóa chất độc hại. Ngoài ra họ còn tận dụng gỗ sau khi chuyển sang dạng lỏng để tạo nên vật liệu xây dựng (không kém gì so sắt mà nhẹ hơn rất nhiều để xây các ngôi nhà theo kiểu Nhật) và vật liệu cách điện. Mình đến thăm quan công ty đó năm 2013 và năm 2014 vừa rồi thấy họ sản xuất nhiều vật liệu hay từ gỗ. Nên mình tóm lại gỗ chuyển sang thể lỏng nhưng vì thể lỏng của gỗ rất vô dụng nên sau khi chuyển sang thể lỏng người ta thường đúc thành vật để chuyển sang thể rắn trở lại. Tuy nhiên lúc ấy nhưing vâot này thường có giá trị kinh tế rất cao do có những tính chất vật lý và hóa học tốt hơn gỗ nhiều (do quá trình biến đổi từ thể rắn sang lỏng của gỗ mang lại). - (Navat)
Các chất đều tồn tại ở 3 thể rắn lỏng khí ?!!! Thôi mời bạn về học lại đi nhé. - (gamma145@yahoo.com)
Gỗ là hợp chất mà bạn, để tồn tại dạng lỏng phải thay đổi cấu trúc hóa học của nó, và nó không còn là gỗ nữa mà là dầu thô, kim cương.... - (ThoNM)
Gỗ bạn mang xay nhuyễn thành bột mịn, rồi đem trộn với nước, như thế nó đang ở dạng lỏng đó. A Zaaaaa !!!. - (Black pearl _VT)
1 vật chất muốn đổi pha thì phải có sự tham gia của nhiệt độ.khi ta nâng nhiệt độ lên tới ngưỡng nào đó.bây giờ xẩy ra 2 trường hợp...1. nếu môi trường có oxi thì gỗ sẽ bị cháy nghĩa là cenlulozo tác dụng với oxi tạo ra cacbonat va nước.quá trình cháy kết thúc. trường hợp 2: môi trường ko có oxi khi nhiệt độ nâng lên vài trăm độ thì cenlulozo trong gỗ sẽ phân hủy thành gas, oil...bạn có thể tìm hiểu thêm - (le my)
Tồn tại ở ba thể chính chứ không phải tồn tại ở tất cả ba thể. :) - (thanhdat.genco)
Tôi nghĩ rằng gỗ là cây - là một thực thể sống như động vật và cả động, thực vật thậm chí cả con người đều gọi chung là sinh vật. Sinh vật thì không thể xếp vào ba dạng kia được. - (Hoan)
Gỗ cũng tồn tại ở ba dạng: 1. Rắn là gỗ tự nhiên, 2. Lỏng là khi ta nghiền ra làm bột giấy, 3. Khí là khi ta cho nó vào bếp - (Vô danh)
Chỉ một số ít chất tồn tại ở "cả 3 thể rắn lỏng khí" thôi bạn, - (Huỳnh Vũ Tuấn)
Lúc học sinh vật cấp 2, còn nhớ cô dạy là cơm không bao giờ sôi, chỉ có nước sôi thôi. còn cenlulose khi nhiệt độ cao sẽ cháy chứ không sôi. Dự là gỗ cũng vậy. :d - (mekongairlines)
Ban phải biết phân biệt:
1. Chất vô cơ
2. Chất hữu cơ
3. Hợp chất
Chất vô cơ và hữu cơ : mỗi chất có đặc tính riêng và về cơ bản có thể tồn tại ở 3 dạng như bạn nói với nhưng điều kiện nhất định.
Hợp chất: Bao gồm nhiều chất vô cơ và hữu cơ và mỗi hợp chất thì thường tồn tại ở một hoặc một số trạng thái nhất định - (Bùi Ngọc Anh)
Học hóa bạn có còn nhớ là iot khi đốt lên thì nó chuyển từ dạng rắn sang khí không ? Người ta gọi đó là "sự thăng hoa" của iốt đó. Cũng rất nhiều chất khác tương tự nhé - (Thịnhkk)
Không phải tất cả các chất đều phải có ở 3 dạng thể khác nhau là rắn lỏng khí - (Trần Chí Hào)
Bạn đã dùng từ "các chất" thì phải hiểu là gỗ ko thuộc phạm trù đó chứ ;) - (Mitralevn)
Gỗ là hữu cơ, còn rắn lỏng khí là vô cơ - (Duy Linh)
Tôi thấy gỗ còn tồn tại ở một dạng nữa là dạng tư tưởng, vì con người bảo cả rừng nguyên sinh biến mất là mất - (tinh)
Câu hỏi rất hay, nhưng nếu gỗ ở thể lỏng được thì là sao mà cháy được ^^ nó là hợp chất hữu cơ dạng chuỗi nên nhiệt độ cao qua thì nó cháy tạo thành cabonic và Nước mất tiêu rồi !! Mà mỗi cái có cái tính chất khác nhau, giống như nhựa thì nấu chãy được chứ vãi đâu có nấu chãy đươc!! - (nam)
haaaaaaaaaa, nói như vậy thì chẳng khác nào bạn nói vàng có thể tồn tại ở dạng khí sao? - (Thùy Dương)
Gỗ co the tồn tai ở thể khí "mà là khí mau đen đó bạn ạ" - (cuom)
bạn tìm hiểu về sơn lắc, sơn xenlulo nhé. - (Khuong Dat)
bạn tìm hiểu về sơn xenlulose nhé. - (Khuong Dat)
gồ tồn tại dưới dạng lỏng là Cellulose. Cellulose được chiết xuất từ gỗ. Người ta pha Cellulose vào xi măng và các hợp chất khác để làm ra gỗ nhân tạo. Gỗ nhân tạo có các tính năng cứng, chống thấp nước, mối mọt và bền như bê tông và bề mặt mềm dẻo như gỗ để người ta đưa vào khuôn tạo ra vân gỗ. - (Hiếu Văn Vũ)
Gỗ là thân cây cứng có thành phần chủ yếu là xenlulo.
xenlulo là 1 hợp chất cao phần tử phức tạp.
Không phải chỉ riêng gỗ mà nhiều chất không tồn tại các thể khác nhau.
Vì xenlulo là một chất không bền nhiệt. Bạn không thể cung cấp nặng lượng để nó thấy đổi trạng thái sang lỏng được vì nó sớm bị nhiệt phân thành dạng khác không còn là chất ban đầu. Bạn chỉ cần cho gỗ ủ nóng nó sẽ chuyển thành than. Chú ý không phải đốt nhé mà là ủ yếm khí. Trong tự nhiên than đá dầu mở cũng hình thành tương tự. Có thể hiểu là công thức CxHyOz = C + CO + H2O + CH4.
Một ví dụ khác sẽ không có CaCO3 dạng lỏng vì nó cũng là chất dễ bị nhiệt phân.
Dạng lỏng của 1 chất khác với việc hòa tan vào chất khác như đường tan trong nước.
cũng không phải dạng ion như muối tan vào nước.
dạng lỏng được hiểu khi phân tử chuyển động nhiệt lớn vượt qua lực liền kết các phần tử nhìn chưa tới mức tự đổ như thể khí.
một số người nhắc tới thể plasma nhưng bản chất plasma chỉ là dạng vật chất ở dạng ion tự do khi đó nó không còn là chất đó nữa và không nhất thiết là cấp sau của thể khí vì ta có thể tạo ra mối trường đó trong điều kiện của thể khí. - (Ngquviet1981)
Theo tôi chất nào cũng có thể tồn tại được ở 3 thế cơ bản là Rắn Lòng Khí
Nhưng vấn đề là chất đó có còn bền ở điệu kiện xảy ra quá trình chuyển đổi hay không - (Lạnh)
Gỗ là xác chết của thực vật làm sao xác của sinh vật tồn tại ở các dạng như vật chất được, nếu gỗ có thể qua tác động của nhiệt độ biến thành dạng lỏng hay khí thì xác người cũng làm được như vậy
Nếu bạn làm được thì sẽ được giải Nobel đó - (Kevin)
Nếu nhìn cho tận cùng thì trong vũ trụ của chúng ta chỉ có chất khí theo quan niệm của con người, ngoài ra tất cả đều kết họp nhiều hay ít hay lỏng lẻo như bột hay chắc nịt như kim cương mà ta thấy có đa dạng thôi. - (Akira Obata)
Gỗ ko thể ở dạng lỏng đc.người ta gọi là vật liệu gỗ chứ ko gọi là chất gỗ
Gỗ nó bao gồm rất nhiều hỗn hợp các chất
Có nước,sắt lỏng,nito lỏng chứ ko có cây chuối lỏng, con lợn lỏng....v....v...
Cho dù mang 1 khúc gỗ rồi hóa lỏng như bạn nào nói ấy.thì nó là dạng lỏng của tất cả các chất cấu tạo nên khúc gỗ,khi đấy nó ko phải là gỗ nữa - (bùi công tuấn)
Gỗ mà ở dạng lỏng thì sẽ không còn và cũng không được gọi là gỗ nữa. - (Nguyễn Thế Việt)
Câu hỏi của bạn rất hay (lúc trước tôi cũng tự hỏi như bạn). Thật ra gỗ không thể tồn tại ở trại thái lỏng, nhưng nó có thể hòa tan trong chất lỏng ion (ionic liquids). Bạn có thể tìm hiểu thêm bằng từ khóa ionic liquids lignocellulose, có rất nhiều nghiên cứu - (hohienr2)
Mình không nghĩ sắt có thể tồn tại ở dạng khí... - (Đoàn Văn Huyên)
GO O THE LONG NHU TRONG BINH XIT GIAY, KHI MINH XIT RA NO TAO THANH DAI BANG GIAY NHIEU MA DO BAN - (hjhjhjhj)
Cây là thực thể sống, vì thế mà mọi thành phần trên cây đều cấu tạo từ các tế bào thực vật, các tế bào này có lớp vỏ là xenlulozo nên rất cứng và bền, đặc biệt phần thân mà chúng ta gọi là gỗ. Việc hỏi chuyển gỗ thành lỏng hay khí cũng giống như bạn hỏi có thể chuyển cơ thể người thành lỏng và khí vậy . - (Nguyễn Thái Ngọc)
Theo tôi gỗ luôn luôn biến đổi từ thể lỏng sang thể rắn, vì thủy sinh mộc mà. Cũng như đá ban đầu là thể lỏng sau khi trồi lên khỏi mặt đất mới biến thành thể rắn, gỗ cũng tồn tại ở thể lỏng khi ở trong đất khi trồi lên khỏi đất mới biến thành thể rắn. - (Minh Nguyen)
Các chất đều tồn tại đc ở 3 dạng rắn, lỏng, khí? 1 số vd: kim loại k tồn tại ở thể khí, iod chuyển trực tiếp từ rắn sang hơi mà ko qua thể lỏng( thăng hoa).... và gỗ k phải là 1 chất mà gồm nhiều chất chủ yếu là xenlulo - (cr)
Gỗ là hỗn hợp của hàng tá chất trong đó. có chuyển từ thể này sang thể kia cũng không chuyển hàng loạt đc - (Codontrang)
Ban thành đạt nói đúng. Nó chỉ một trong ba thể đó. Còn về thức tế nó cũng có chất lỏng. Khi tươi nó có nước thì ko chất lỏng là j . cây thông, cây sơn lấy nhựa ko chất lỏng thì chất j. Nói tóm lại thế giới muôn màu mà. - (sonthaominh@gmail.com)
Được nếu bạn cho nó vào môi trường nhiệt độ cao và không được tiếp xúc với oxi (cháy là phản ứng hóa học chứ không phải là chuyển sang thể khí bạn nhé) - (meomay)
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao cơ thể bạn không ở dạng lỏng hay hay biến thành dạng khí hoàn toàn không? :D - (Quốc Vũ)
cơ thể bạn mà tồn tại ở dạng lỏng được thì gỗ cũng vậy - (thuanhoangluong)