31/05/2017, 11:54

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Công Chứ (ông Hi Văn)

Tac gia Nguyen Cong Chu – Ngàn năm còn mãi tiêng cười Hi Văn Trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước đây, chưa có nhân vật danh tiếng nào ý thức sâu sắc về bản thân mình và lớn tiếng nói với đời khát vọng cá nhân như Nguyễn Công Trứ. Song, ông không có được vinh dự lớn như Phạm Ngũ Lão – ...

Tac gia Nguyen Cong Chu – Ngàn năm còn mãi tiêng cười Hi Văn Trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước đây, chưa có nhân vật danh tiếng nào ý thức sâu sắc về bản thân mình và lớn tiếng nói với đời khát vọng cá nhân như Nguyễn Công Trứ. Song, ông không có được vinh dự lớn như Phạm Ngũ Lão – danh tướng được vua Trần trọng vọng lúc đương thời. Vị anh hùng tài sức hơn người này gặp phải bất hạnh lớn, một bất hạnh mang tính chất lịch sử. Đó là sự xuống sức của chế độ phong ...

– Ngàn năm còn mãi tiêng cười Hi Văn

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước đây, chưa có nhân vật danh tiếng nào ý thức sâu sắc về bản thân mình và lớn tiếng nói với đời khát vọng cá nhân như Nguyễn Công Trứ. Song, ông không có được vinh dự lớn như Phạm Ngũ Lão – danh tướng được vua Trần trọng vọng lúc đương thời. Vị anh hùng tài sức hơn người này gặp phải bất hạnh lớn, một bất hạnh mang tính chất lịch sử. Đó là sự xuống sức của chế độ phong kiến trong tiến trình của nó.

Khi đã xuống sức, nó không còn hy vọng đẻ ra những anh hùng, ngược lại là bằng chứng của những đố kị và ghen ghét, của sự chà đạp lên khát vọng sống cao cả, phóng khoáng của con người!

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778 ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân trấn Nghệ An (nay là tỉnh Hà Tĩnh). Tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn. Cha ông là Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, một chức quan chẳng lấy gì làm to của triều Lê, khi phong trào Tây Sơn nổi lên, hết trốn chui, trốn nhủi nơi này lại đến nơi khác, nhà cửa ngày thêm xác xơ. Ngày cha mất, Nguyễn Công Trứ đã 23 tuổi, cả nước như mớ bòng bong, ông lại chưa đỗ đạt gì. Khi vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du đến yết kiến và được ban khen. Chàng trai Uy Viễn háo hức dâng Thái bình thập sách, hiến kế xây dựng cõi bờ cho triều đình. Nhưng thực ra, người vừa chiến thắng Nguyễn Quang Toản chẳng thèm đoái hoài gì đến phương sách nhiệt nồng kia. Nguyễn Công Trứ đành trở về với “bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ” chờ đến 18 năm sau (1819) có khoa thi, mới đổ Giải nguyên: công thành danh toại! Vậy mà, mười tám năm đằng đẵng ấy, chí làm trai của Nguyễn Công Trứ không mỏi mòn. Trái lại, càng thêm nung nấu!

Trên đường hoạn lộ, Nguyễn Công Trứ từng giữ những chức quan khá to: Tham tri bộ Hình, Thượng thư bộ Binh, Tổng đốc Hải An… Nhưng trên con đường đó, nhà thơ cùng nếm đủ ngọt bùi, chua cay. Không ai như ông, bị giáng chức và cách chức đến ba lần! Có lần từ thượng quan phải đi làm anh lính thú nơi biên ải. Hầu hết là do bị vu oan bởi thói đời ghen ghét, hoặc vì Nguyễn Công Trứ lên tiếng can gián triều đình những việc không nên làm.

Tư tưởng Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ ở chí nam nhi: làm người thanh niên phải cố gắng lập công với đời, trả nợ núi sông. Nếu không được thế là nhục, là hèn, chẳng đáng sống nữa! Thời đại Nguyễn Công Trứ không thể sản sinh ra những anh hùng dưới cờ một thể chế chính trị đã cũ. Song, tâm hồn, cốt cách, tài năng, đặc biệt là chí khí của một người như Nguyễn Công Trứ đã góp phần làm nên những việc không nhỏ cho đời. Bỏ qua những lần ông buộc phải cầm quân đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân theo lệnh triều đình, Nguyễn Công Trứ đã làm nên những chiến tích vẻ vang như: dẹp tan giặc khách chuyên quấy phá, cướp bóc vùng biển Bắc Hà, bao nhiêu năm không ai dẹp nổi, lãnh chức Doanh Điền sứ, lập nên hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn và hai tổng Hoành Thu, Ninh Nhất; thi hành chính sách khai hoang ở một loạt các nơi trên đất Bắc, khiến nhân dân nhiều vùng ấm no, sung túc… Việc ấy, nhân dân đã lập đền thờ quan Doanh Điền sứ ngay khi ông còn sống. Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ không hạn hẹp và ích kỉ như chủ nghĩa cá nhân thuần túy. Khi đề cao chí nam nhi, nhà thơ không bao giờ nghĩ đến chuyện vun vén cho riêng mình. Ngay như lúc làm quan to, ông vẫn sống trong cảnh nghèo túng. Sau khi mẹ mất (năm 1832), Nguyễn Công Trứ được cử làm Bố chánh Hải Dương. Lúc từ bộ ra đi, nhà vua dụ rằng: “Khanh nhà nghèo, trẫm vẫn biết, nay ra tân lỵ, cứ giữ lòng thanh liêm như thế, nếu chi dụ không đủ thì mật tấu về, trẫm sẽ chu cấp cho”. ít lâu sau, nhà vua sai thị vệ đem “bán” cho ông 20 bánh thuốc trà trong mỗi bánh có một nén bạc! Nghèo vậy nhưng Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần bắt giải lên quan trên những kẻ hối lộ mình. Hoặc như năm 1858, đã tròn 80 tuổi, lại nghỉ hưu, nghe tin quân Pháp đánh Đà Nẵng, các quan dâng sớ xin vua cử ông đi cầm quân ra trận. Nhà vua hỏi ý kiến. Nguyễn Công Trứ thưa: Dù tôi như cái màn, cái lọng rách, cũng không dám từ nan. Còn chút hơi thở nào, xin lên đường ngay.Tiếc thay chàng trai Uy Viễn năm nào nay đã quá già. Tháng mười một năm ấy, ông từ trần.

Những việc ấy chứng tỏ Nguyễn Công Trứ thể hiện cái danh nào. Ông mong mỏi làm sáng danh nam nhi chẳng phải như một kẻ đốt đền mong được nổi tiếng. Trái lại, đó là dịp cống hiến hết sức mình cho cuộc đời, núi sông. Thời dại dù thay đổi, nhưng chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ vẫn là một mẫu mực tinh thần cho bao thế hệ trẻ tuổi noi theo.

Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều và sớm. Ngay khi còn trẻ, nhà thơ đã có những bài vịnh cảnh từng của một anh học trò nghèo. Lúc tuổi già, trầm tĩnh hơn, tiếng nói nồng nàn tình yêu đời, xem thường lợi danh theo nghĩa thông thường. Giá trị nổi bật của thơ văn Nguyễn Công Trứ là tiếng nói mạnh mẽ, thiết tha của một đấng nam nhi mong sớm nhập thế giúp đời. Dĩ nhiên, trong thời Nguyền Công Trứ sống, xã hội đã xuất hiện nhiều nhố nhăng, trục lợi. Một mặt, thể hiện chí khí của đấng quân tử, thơ văn Nguyễn Công Trứ đã sớm phản ánh các hiện tượng đó. Ông hay khái quát chúng thành những “thói đời đen bạc”. Vì thế, trong nhiều trường hợp, tiếng nói phê phán, đả kích trong văn chương Hi Văn không nhằm một đối tượng cụ thế nào, mà đó là những mặt trái đáng chê trách của xã hội. Tiếng cười trong thơ Nguyên Công Trứ còn thể hiện ở chỗ nhà thơ tự cười mình một phần tự trào, một phần cũng là cợt giễu xã hội. Như đã nói, Nguyễn Công Trứ có một chí khí mạnh mẽ, nên tiếng cười của ông tả trong thơ văn cũng như ngoài đời là cái cười ngông nghênh, nhiều lúc có vẻ sảng khoái nữa. Đương thời, nhà thơ từng viết: Ngàn vàng chắc lấy trận cười. Quả tiếng cười đã là một phẩm chất của Hi Văn. Người xưa đã mất, tiếng cười ấy còn đọng lại muôn đời trong thi ca.

0