Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Gia Thiều
Đề bài: Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Gia Thiều. Trong nền văn học Việt Nam trung đại, ta thường biết đến những cái tên như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm…nhưng Nguyễn Gia Thiều cũng là một cái tên đáng chú ý. Văn thơ Nguyễn Gia Thiều cũng để lại cho đời những bài ...
Đề bài: Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Gia Thiều. Trong nền văn học Việt Nam trung đại, ta thường biết đến những cái tên như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm…nhưng Nguyễn Gia Thiều cũng là một cái tên đáng chú ý. Văn thơ Nguyễn Gia Thiều cũng để lại cho đời những bài học ý nghĩa lớn. Trước hết về cuộc đời của nhà thơ, Nguyễn Gia Thiều sinh năm 1741 và mất năm 1798. Ông là nhà thơ nổi tiếng dưới thời vua lê Hiển Tông. Ông sinh ra ...
Đề bài: .
Trong nền văn học Việt Nam trung đại, ta thường biết đến những cái tên như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm…nhưng Nguyễn Gia Thiều cũng là một cái tên đáng chú ý. Văn thơ Nguyễn Gia Thiều cũng để lại cho đời những bài học ý nghĩa lớn.
Trước hết về cuộc đời của nhà thơ, Nguyễn Gia Thiều sinh năm 1741 và mất năm 1798. Ông là nhà thơ nổi tiếng dưới thời vua lê Hiển Tông. Ông sinh ra tại mảnh đất Kinh Bắc đầy chất thơ với những cánh đồng lúa bạt ngàn và những làn điệu dân ca quan họ mượt mà đằm thắm. Nơi ông sinh ra hiện nay là huyện Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh. Gia đình ông là gia đình quý tộc danh giá, trong họ hàng có nhiều người làm quan trong triều đình. Có thể nói ngay từ nhỏ nhà thơ đã được sống trong cảnh sung túc đuề huề, giàu sang phú quý. Các thành viên trong gia đình đều thuộc hàng quý tộc triều đình và có chức tước lớn. Ông nội của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Châu đảm nhận chức Siêu Quận Công. Bà nội của Nguyễn Gia Thiều là bà Cảo Phu Nhân – vú nuôi của chúa Trịnh Cương. Cha của nhà thơ cũng là một quận công tên là Nguyễn Gia Cư. Không chỉ vậy, mẹ của nhà thơ là quận chúa Quỳnh Liên. Nói tóm lại gia đình đều là những người có chức có quyền lớn trong triều đình.
Chính vì gia đình quý tộc cho nên ngay từ bé Nguyễn Gia Thiều đã được vào cung học tập và nhanh chóng nắm trong tay chức vụ Hiệu úy. Vì là người lập được nhiều công lớn cho nên Nguyễn Gia Thiều rất được lòng chúa Trịnh và được phong là Ôn Như Hầu. Mặc dù là quan võ chỉ huy quân sự ở Hưng Hóa và lập được nhiều chiến công nhưng Nguyễn Gia Thiều có trong mình máu văn chương nghệ thuật. Thỉnh thoàng nhà thơ lại về căn nhỏ tại Hồ Tây để bàn luận văn chương, làm thơ cùng bạn bè của mình. Có thể nói đây là một thú vui tao nhã, là niềm yêu thích của nhà thơ. Ông tự xưng là Hy Tôn Tử và Như Ý Thiền, biệt hiệu là Tân Thi viện tử và Sưu Nhân. Về sau quân Tây Sơn kéo ra diệt chúa Trịnh, đồng thời dẹp tan quân Thanh sang xâm chiếm, Nguyễn Gia Thiều trốn về Hưng Hóa. Tuy nhiên vua Quang Trung rất mưc yêu mến và kính trọng hiền tài, ông đã ra chiếu chỉ cầu hiền. Thế nhưng Nguyễn Gia Thiều không chọn cách ra làm quan giúp vua giúp nước mà ông trở về quê cũ sống ở đó tới lúc không còn trên đời nữa.
Thứ hai là về sự nghiệp văn học của nguyễn Gia Thiều. Nhà thơ là một người học rộng tài cao, thông minh lỗi lạc, am hiểu nhiều bộ môn nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, triết học, văn học, sử học… Mỗi lĩnh vực ông đều có những tác phẩm riêng của mình. Tuy nhiên ở đây ta chú trọng vào sự nghiệp trên lĩnh vực văn học của Nguyễn Gia Thiều. Tác giả có hai tập thơ chữ Hán lớn là Ôn Như Thi tập nhưng đã bị thất truyền, dự đoán khối lượng khoảng một nghìn bài. Thơ chữ nôm của ông ngoài cung oán ngâm khúc thì còn Tây Hồ thi tập và Tứ trai thi tập. Cung oán ngâm khúc là nỗi niềm tâm sự, là tiếng lòng của người phụ nữ khi những cuộc chiến tranh giành quyền xảy ra.
Như vậy qua đây ta có thể thấy được cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn gia Thiều. Tác giả là một người thông minh tài giỏi nhưng lại có cuộc đời không bằng phẳng. Dù phần lớn tác phẩm của ông bị thất truyền nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất Cung oán ngâm khúc vẫn mang lại những ý nghĩa và giá trị lớn cho nền văn học nước nhà.