Cảm nhận về bài văn “Buôn chư lênh đón cô giáo”
Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài văn ” Buôn chư lênh đón cô giáo” Đối với những dân tộc thiểu số hay những vùng sâu vùng xa, họ thiếu thốn rất nhiều thứ , đặc biệt là về nền giáo dục đầy đủ. Vì vậy họ rất quý trọng cái chữ về bản. Nên điều đó cũng dễ hiểu khi một cô giáo vượt khó ...
Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài văn ” Buôn chư lênh đón cô giáo” Đối với những dân tộc thiểu số hay những vùng sâu vùng xa, họ thiếu thốn rất nhiều thứ , đặc biệt là về nền giáo dục đầy đủ. Vì vậy họ rất quý trọng cái chữ về bản. Nên điều đó cũng dễ hiểu khi một cô giáo vượt khó khăn mong muốn đem kiến thức về bản lại được tiếp đón một cách rất nồng nhiệt từ lòng mến mộ của những con người nơi đây. Tác phẩm Buôn chư lênh đón cô giáo của tác giả Hà ...
Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài văn ” Buôn chư lênh đón cô giáo”
Đối với những dân tộc thiểu số hay những vùng sâu vùng xa, họ thiếu thốn rất nhiều thứ , đặc biệt là về nền giáo dục đầy đủ. Vì vậy họ rất quý trọng cái chữ về bản. Nên điều đó cũng dễ hiểu khi một cô giáo vượt khó khăn mong muốn đem kiến thức về bản lại được tiếp đón một cách rất nồng nhiệt từ lòng mến mộ của những con người nơi đây.
Tác phẩm Buôn chư lênh đón cô giáo của tác giả Hà Đình Cẩn là một tác phẩm rất hay toát lên tình cảm ấy rõ nét.Tác phẩm chia thành ba đoạn rõ ràng, Ở đoạn đầu, là quang cảnh trịnh trọng mà người dân Chư lênh đón tiếp cô giáo mới lên bản, cô giáo trẻ từ miền xuôi lên miền ngược, lên bản có mong muốn thật đáng quý là mở trường dạy học chữ cho trẻ em trong toàn buôn làng .Khung cảnh đậm thân tình và rất đông vui căn nhà sàn hôm nay chật ních người, những tấm lông thú được trải để tiếp đón cô giáo chứng tỏ đây là vị khách quý quan trọng của buôn làng. Khổ thứ hai, là nghi thức của người lạ khi tới buôn làng, mỗi buôn làng đều có một phong tục của riêng mình thật nghiêm trang.
Cô giáo Y Hoa nhanh chóng hiểu ý thực hiện phong tục của buôn như là một lời thề rất thiêng liêng không thể nói ra mà phải khắc vào cột như ghi đậm vào tim không chỉ trong thâm tâm cô giáo mà trước cả buôn làng xứng đáng để trở thành một thành viên của buôn làng.Và tiếp đoạn cuối là niềm phấn khích của cả làng với cái chữ của cô giáo khi Y Hoa lấy từ trong gùi ra trang giấy “mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ-im phăng phắc khi Y hoa viết-hò reo” mặc dù họ chưa được tiếp xúc nhiều với cái chữ trình độ dân trí của họ cũng vẫn còn thấp .Sau tất cả, ta thấy được tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, và với cái chữ rất sâu đậm thể hiện rõ rệt là Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết và rất yêu quý con đường học hành họ hiểu chỉ có con đường ấy mới giúp cho con em họ thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Càng đọc tác phẩm kĩ ta mới thấy mới cảm nhận được tình cảm sâu nặng với cái chữ, lòng nhiệt tình mến khách của người Tây Nguyên ở họ đã ý thức được cái chữ là rất quan trọng vì giúp cải thiện cho tương lai của con em họ, và chắc chắn rằng một ngày không xa sẽ xóa sạch được nạn dân trí thấp, các em nhỏ sẽ đều được đi học đầy đủ, có kiến thức để phụ giúp gia đình và là những người công dân có ích cho xã hội.
TÌM KIẾM TỪ KHÓA
PHÂN TÍCH VĂN BẢN ” BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO”
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CÔ GIÁO ĐẾN VỚI BẢN LÀNG
CẢM NGHĨ CỦA EM SAU KHI HỌC XONG BÀI VĂN ” BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO”