Giới thiệu về nhà thơ Hoàng Cầm và bài thơ Bên kia sông Đuống
Đề bài: Giới thiệu đôi nét khái quát về nhà thơ Hoàng cầm và bài thơ Bên kia sông Đuống. Bài làm Nhà thơ Hoàng cầm có tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, quê ở thôn Lạc Thổ, xà Sơn Hồ, huyện Thuận Thành, tinh Bắc Ninh (Bên kia sông Đuống). Ông sinh năm 1922 trong một gia đình nhà Nho nghèo. Ông được ...
Đề bài: Giới thiệu đôi nét khái quát về nhà thơ Hoàng cầm và bài thơ Bên kia sông Đuống. Bài làm Nhà thơ Hoàng cầm có tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, quê ở thôn Lạc Thổ, xà Sơn Hồ, huyện Thuận Thành, tinh Bắc Ninh (Bên kia sông Đuống). Ông sinh năm 1922 trong một gia đình nhà Nho nghèo. Ông được sống trong một bầu không khí văn hóa rất đặc biệt. Quê hương ông là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, là cái nôi văn hóa Việt. Được lớn lên dưới những mái chùa cổ kính, ...
Đề bài: Giới thiệu đôi nét khái quát về nhà thơ Hoàng cầm và bài thơ Bên kia sông Đuống.
Bài làm
Nhà thơ Hoàng cầm có tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, quê ở thôn Lạc Thổ, xà Sơn Hồ, huyện Thuận Thành, tinh Bắc Ninh (Bên kia sông Đuống). Ông sinh năm 1922 trong một gia đình nhà Nho nghèo. Ông được sống trong một bầu không khí văn hóa rất đặc biệt. Quê hương ông là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, là cái nôi văn hóa Việt. Được lớn lên dưới những mái chùa cổ kính, trong âm điệu ngọt ngào của những làn điệu dân ca quan họ. Bắt đầu sáng tác từ năm 1936 với nhiều thể loại như thơ, kịch… Ông tham gia Thanh niên cứu quốc từ 1944. Sau đó hãng hái tham gia các hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến. Bạn đọc biết đến tên tuổi của ông với một số vở kịch thơ và tập thơ thành công như: Kiều Loan (kịch thơ), Hận Nam Quan (kịch thơ), Mưa Thuận Thành (tập thơ), về Kinh Bắc (tập thơ)…
Bên kia Hồng Đuống ra đời năm 1948, là bài thơ xuất sắc nhất của Hoàng cầm. Bài thơ là cảm xúc chân thành của nhà thơ trong một hoàn cảnh đặc biệt: Một đêm giữa tháng Tư năm 1948, nhà thơ đang công tác ở Việt Bắc thì nghe tin địch bắn phá quê hương đau đớn và xúc động, ngay đêm ấy, ông đã viết bài thơ này. Bài thơ là cảm xúc của một khoảnh khắc nhưng là kết quả của cả một nền văn hóa, một tình yêu tha thiết và sâu nặng với quê hương.
Bài thơ thể hiện hai trạng thái cảm xúc: đau thương và tự hào. Tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời và vẻ đẹp trù phú của quê hương, quê hương có "lúa nếp thơm nồng", "tranh Đông Hồ gà lợn…", với những lễ hội, những chùa chiền lăng tẩm. Qua hồi ức của nhà thơ, một miền Kinh Bắc cổ kính và tươi đẹp hiện lên thật đáng trân trọng. Nhưng chính điều đó làm nhân lên nỗi đau. Quê hương ấy đang bị giặc tàn phá, đang quằn quại dưới gót giày xâm lăng.