31/05/2017, 12:04

Cảm nhận của anh (chị) về thế giới Kinh Bắc trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm

Cảm nhận của anh (chị) về thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hóa, nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm. Kinh Bắc là mảnh đất gợi thương, gợi nhớ cho Hoàng Cầm. Đó không chỉ là quê hương nhà thơ sinh ra và gắn bó mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng ...

Cảm nhận của anh (chị) về thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hóa, nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm. Kinh Bắc là mảnh đất gợi thương, gợi nhớ cho Hoàng Cầm. Đó không chỉ là quê hương nhà thơ sinh ra và gắn bó mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng hồn thơ Hoàng cầm. Mảnh đất đó như một ám ảnh nghệ thuật trong thơ ông. Bài thơ Bên kia sống Đuống thể hiện nỗi nhớ và niềm yêu tha thiết của Hoàng Cầm về xứ Kinh Bắc và khát khao ...

Cảm nhận của anh (chị) về thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hóa, nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm.

Kinh Bắc là mảnh đất gợi thương, gợi nhớ cho Hoàng Cầm. Đó không chỉ là quê hương nhà thơ sinh ra và gắn bó mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng hồn thơ Hoàng cầm. Mảnh đất đó như một ám ảnh nghệ thuật trong thơ ông. Bài thơ Bên kia sống Đuống thể hiện nỗi nhớ và niềm yêu tha thiết của Hoàng Cầm về xứ Kinh Bắc và khát khao muốn trở về giải phóng quê hương. Bài thơ ra đời vào một đêm giữa tháng 4 năm 1948 khi nhà thơ đang công tác ở Việt Bắc, nghe tin báo giặc xâm chiếm quê hương. Ông đã từng tâm sự: “Tôi thực sự xao xuyến, tâm tư chồng chất những nhớ thương, tiếc nuối, xót xa, căm giận đối với cảnh, với người quê hương". Bằng xúc cảm của mình, nhà thơ viết một mạch bài thơ như chỉ sợ không bắt kịp nhịp cảm xúc.

Đúng là không có cảm hứng thì không thành thơ ca. Nhưng đôi khi cảm hứng trong thơ ca tháng hoa tới mức độ "thần hứng". Những thăng hoa của xúc cảm như tuôn chảy trên đầu ngọn bút. Với Hoàng cầm đó là sự thăng hoa và đột khởi trong xúc cảm. Điều đó làm nên chất trữ tình đằm thắm lắng sâu, làm cảm động lòng người. Hoàng cầm viết Bên kia sồng Đuống rất phù hợp với những gì diễn ra trong tâm tưởng của ông. Nỗi nhớ tiếc, xót xa, căm giận tự nó gợi về trong trí nhớ Hoàng cầm để hóa thành thơ những gì yêu quý nhất, thân thương nhất của quê hương mình. Vậy nên cả một thế giới Kinh Bắc đã hiện lên trong dòng tâm tưởng của Hoàng Cầm, đó là một thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hóa nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính.

Hiển hiện lên trong thơ trước hết là bức tranh toàn cảnh sông Đuống vẻ đẹp của sông Đuống đã góp phần tạo nên vẻ đẹp của thế giới Kinh Bắc.

Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Có thể coi đây là những vần thơ tràn đầy xúc cảm của Hoàng Cầm khi ghi lại hình ảnh miền quê ngày thanh bình, yên ả, chưa có gót giày quân xâm lược. Chỉ bằng vài nét chấm phá nhà thơ đã làm hiển hiện lên trang thơ một bức tranh đẹp đẽ, sống động. Câu thơ "Ngày xưa cát trắng phẳng lì" mang đầy hoài niệm bâng khuâng. Nó như một câu thơ bản lề. Thời gian hiện tại như bị đẩy lùi về quá khứ. Người đọc cứ ngỡ như bắt gặp đâu đó thế giới của miền cổ tích huyền diệu. Con sông Đuống ngày xưa gắn liền với hình ảnh "cát trắng phẳng lì". Nhà thơ chưa miêu tả dòng nước mà đặc tả bến sông với "cát trắng". Màu trắng không chỉ là màu của sự yên bình mà còn là màu hoài niệm về một dòng sông tuổi thơ. Chỉ bằng một hình  ảnh ấy thôi, nhà thơ đã tạo nên một lời thơ giàu xúc cảm, đã vẽ lên một cuộc sống bình yên của "ngày xưa".

Sông Đuống còn được nhìn, được cảm nhận trong trạng thái động:

Sông Đuống trôi đi

Người đọc cảm nhận được dòng chảy của con sông. Sự trôi chảy của dòng sông giống như sự trôi chảy của thời gian lịch sử:

Một dòng lấp lánh

Âm hưởng câu thơ có cái da diết, có cái sâu lắng như đưa người đọc về một miền kí ức trong trẻo, về một dòng sông đã gắn bó máu thịt với nhà thơ. Dòng sông quê hương suốt những năm tháng nhà thơ xa nhà đi kháng chiến vẫn cháy mãi không thôi. Dòng sông ấy chính là dòng xúc cảm của nhà thơ. Từ láy "lấp lánh" là từ láy tượng hình vừa miêu tả màu sắc lại vừa miêu tả ánh sáng, vừa cho người đọc hình dung những gợn sóng lằn tăn lấp lánh dưới ánh nồng tươi tắn. Nó như một chuỗi trang sức đẹp đẽ tô điểm thêm cho dòng sông khiến dòng sông trở nên lung linh, rực rỡ, mĩ lệ, trở thành một dòng ánh sáng.

Nếu như những câu thơ trước là một dòng sông Đuống có thực thì đến hai câu thơ này hình ảnh thơ bỗng thoắt trở đầy mộng tưởng:

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Câu thơ thật hay! Nó khắc tạc hình ảnh dòng sông Đuống trong cả chiều kích không gian và thời gian. Thơ vốn chỉ cất lên khi cảm xúc trong ta là thật. Vậy nên hình ảnh dòng sông đẹp đẽ ấy là kết tinh độc đáo cảm xúc của nhà thơ. Từ láy "nghiêng nghiêng" cũng là từ láy tạo hình. Người đọc dường như cảm nhận được cả dáng vóc của dòng sông. Đó là dáng vẻ mềm mại, uốn lượn, nhịp nhàng, chứa nhiều nội tâm và rất gợi cảm. Phải chăng vì thế mà có ý kiến cho rằng hình ảnh dòng sông Đuống trong cảm nhận của Hoàng Cầm được miêu tả giống như hình ảnh một người thiếu nữ trong nỗi niềm trăn trở, âu lo. Không hiểu trong những giây phút thăng hoa ấy nhà thơ đã chọn điểm nhìn như thế nào mà phát hiện ra dáng nằm của dòng sông Đuống. Câu thơ chỉ toàn thanh bằng khiến lời thơ dàn trải, đầy dư ba. Chính Hoàng cầm đã từng tâm sự "Khi dòng chảy nghiêng nghiêng, tôi muốn nói tới một con sông Đương đầy xáo động, trăn trở, vật vã thao thức".

Hình ảnh sông Đuống còn được nhân hóa. Nó như một thực thể có hồn. Dòng sông giờ đã trở thành chứng nhân của lịch sử trong suốt cuộc kháng chiến của toàn dân tộc. Đó còn là dòng sông đầy thơ mộng, mang hơi thở chiến tranh khác với vẻ đẹp dòng sông thời thơ ấu, một dòng sông tâm hồn của nhà thơ. Nhà thư như ngụp lặn vật vã trong chính dòng sông tâm hồn của mình, mang nỗi đau mất quê hương.

Bức tranh Kinh Bắc hiện lên trong vẻ đẹp trù phú tốt tươi:

Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biếng biếc.

Đây là những nét vẽ điển hình của làng quê Việt Nam. Bãi mía, bờ dâu ngô khoai… đều là những hình ảnh hết sức bình dị, thân thuộc, gần gũi. Trước tiên người đọc cảm nhận được một không gian tràn ngập màu xanh tươi tốt. Những từ láy "xanh xanh, biêng biếc" được sử đụng khá tinh tế khiến cảnh vật trong thơ như ánh lên một sự sống. Bức tranh như được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Dù đã cách xa quê hương như trong tưởng tượng của nhà thơ quê hương vẫn hiện lên rõ nét, gần gũi. Quê hương thanh bình yên ả nơi Kinh Bắc đã trở thành một phần tâm hồn, một phần máu thịt của nhà thơ.

Giờ đây quê hương đang bị giặc xâm chiếm, bị chia cắt làm hai miền. Bên kia sông Đuống đã trở thành vùng đất của giặc chiếm đóng, đang bị hủy hoại, tàn phá dưới gót giày quân xâm lược. Trước hết hiển hiện trên trang thơ là một thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hóa nghệ thuật lâu đời:

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đống Hồ gà Lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

Ba câu thơ đã khái quát được nét vẽ đẹp nhất, sống động và điển hình nhất của bức tranh làng quê Kinh Bắc. Bức tranh ấy có màu sắc, có ánh sáng, có hương vị. Tác giả chọn những nét vẽ tiêu biểu nhất của làng quê Việt Nam. Đó là sự giàu có, trù phú, mang đậm nền văn minh lúa nước. Đã biết bao lâu nay hình ảnh đồng quê đã đi vào trong thơ ca. Hình ảnh thơ tuy bình dị quen thuộc mà gợi dậy biết bao ám ảnh với người đọc. Viết về Kinh Bắc nhà thơ còn giới thiệu nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc. Đó là tranh Đông Hồ – một dòng tranh kết tinh, nghệ thuật của dân gian như tranh gà, tranh lợn, tranh đám cưới chuột. Nét vẽ tươi tắn trong sáng, hóm hỉnh đầy sức sống khi miêu tả đời sống sinh hoạt của nhân dân.

“Màu dân tộc" là hình ảnh thơ đa nghĩa. Nó vừa là màu đất đai của quê hương, vừa là màu của chất liệu làm tranh. Màu đen từ than rơm rạ, màu hồng đỏ từ hoa hiên, màu vàng từ nghệ. Đồng thời nó còn là màu sắc của dân tộc, mang một bản sắc riêng.

Hai chữ "sáng bừng" được sử dụng khá độc đáo. Nó được sử dụng như một động từ mạnh không, những biểu hiện ánh sáng mà còn thể hiện sức sống diệu kì của dân tộc. Nó khiến thế giới trong tranh như sinh động hẳn lên, rạng rỡ hẳn lên, như đang cựa quậy, đang vận động theo nhịp cuộc đời. Những câu thơ làm sống lại một thế giới Kinh Bắc vừa giàu đẹp, trù phú, vừa có một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Câu thơ thấm đẫm niềm tự hào của con người Kinh Bắc về quê hương, đất nước, dân tộc.

Quê hương Kinh Bắc không chỉ trù phú, tốt tươi, giàu truyền thống văn hóa mà còn mang một vẻ đẹp cổ kính với những phong tục tập quán, nhữug đền chùa, những lễ hội vào dịp đầu xuân.

Ai về Bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu

Hồi ức của nhà thơ hiện về cùng các địa danh Thiên Thai, Bút Tháp Lang Tài. Những địa danh ấy được gợi nhắc thể hiện niềm kiêu hãnh và tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp quê hương mình. Các câu thơ chi địa danh kết hợp với những từ có ý nghĩa định vị về mặt không gian "trên, trong, giữa" khiến không gian càng rộng lớn mênh mông, không gian của sự thanh bình. Những địa danh ấy chi có duy nhất ở Kinh Bắc, nó từ lâu đã đi vào trong ca dao, dân ca, vào lòng người dân Kinh Bắc. Mỗi địa danh lại gắn liền với một lễ hội. Chỉ bằng mấy câu thơ liệt kê ngắn gọn nhà thơ đã làm sống dậy một quá khứ, một bức tranh đẹp đẽ, tươi vui mang sắc thái cổ kính của riêng đất Kinh Bắc.

Âm thanh của tiếng chùa văng vẳng cũng góp phần làm nên nét cổ kính trong bức tranh Kinh Bắc. Nó như một thứ âm thanh điểm nhịp cho cuộc sống thanh bình, yên ả nơi đây.

Hiển hiện trên trang thơ còn là hình ảnh của tấm the đen. Tấm the đen gió về may áo – đây là một trong những phong tục đẹp đẽ của người Kinh Bắc.

Nó không chỉ là nét vẽ truyền thống mà còn là hành động giá thường gửi nhớ của con người. Hình ảnh chiếc áo the đen xuất hiện trong lời nhắn gửi ân tình tha thiết như đồng vọng từ quá khứ đến hiện tại trong ước nguyện về mộng bình yên. Chỉ qua một hình ảnh thơ ấy thôi mà bao nhiêu vẻ đẹp của con người Kinh Bắc, bao nhiêu tinh hoa của văn hóa Kinh Bắc được gợi lên. Đó là hình ảnh những liền anh, liền chị hát quan họ giao duyên.

Người đọc như nhận ra nỗi niềm hoài niệm của nhà thơ, niềm trân trọng và yêu mến sâu sắc của nhà thơ đối với những nét đẹp đẽ của dân tộc.

Làm nên vẻ đẹp của bức tranh Kinh Bắc thì không thể thiếu bóng dáng hình ảnh những con người Kinh Bắc. Họ được phác họa qua những câu thơ cụ thể.

Những nàng môi cắn chi quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu

Chi băng vài nét phác họa, Hoàng cầm đã dựng lên trước mắt người đọc từng bức chân dung cụ thể của con người Kinh Bắc. Họ đều ngời rạng một vẻ đẹp truyền thống. Họ là những thế hệ con người, tạo nên nét vẽ sinh động trong dịp xuân tết. Họ như bước ra từ thế giới của ca dao, của truyện cổ tích. Những thiếu nữ có vẻ đẹp duyên dáng, tháo vát, đảm đang. Những cụ già phúc hậu, những em nhỏ ngây thơ tinh nghịch. Những con người Kinh Bắc hiện lên trong nét đẹp hiền hòa, thân thuộc rất đỗi giản dị. Họ rất hiền lành, đáng yêu. Họ làm nên cái hồn của Kinh Bắc.

Hình ảnh những con người Kinh Bắc gắn liền với những sinh hoạt làm ăn buôn bán cũng góp phần tạo nên nét đặc sắc cho một miền quê văn hiến.

Ai về Bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Trầm Chi người dăng tơ nghẽn lối…

Trong hồi tưởng của nhà thơ, kỉ niệm những con người Kinh Bắc và về nồi ám ảnh trong Hoàng cầm sâu sắc nhất có lẽ là hình ảnh người con gái Kinh Bắc. Nhà thơ đã dùng những câu thơ hay nhất, vần thơ đẹp nhất, tài hoa nhất để gợi tả họ.

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng…

Hình ảnh "khuôn mặt búp sen" gợi tả khuôn mặt của người con gái vừa đoan trang, phúc hậu, vừa yểu điệu dịu dàng. Câu thơ gợi nhiều hơn tả, có nhiều liên tưởng tưởng tượng. Ta hình dung ra một người con gái Kinh Bắc có khuôn mặt xinh xắn, có làn da phớt hồng, chiếc khăn mỏ quạ chít trên đầu ôm lấy khuôn mặt xinh đẹp ấy. Bức chân dung người con gái Kinh Bắc hiện lên rõ nét trong vẻ đẹp ý nhị, kín đáo, đẹp đẽ. Ca dao xưa đã từng có những vần thơ như thế.

Cô tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Nụ cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

Hình ảnh "những cô hàng xén răng đen" lại là một nét vẽ truyền thống của nguời con gái Kinh Bắc, vẻ đẹp gắn liền với phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc. Cái hay nhất trong những câu thơ là biện pháp nghệ thuật so sánh giữa nụ cười của người con gái Kinh Bắc với ánh nắng mùa thu.

Nắng mùa thu là thứ nắng dịu dàng, tươi tắn, không phải là cái nắng gay gắt, nóng bỏng của mùa hè, cũng không phải cái nắng yếu ớt, ảm đạm của mùa đông. Nụ cười rạng rỡ tươi sáng như lan tỏa ra không gian chung quanh. Dường như có một sự giao hòa giữa vẻ đẹp con người với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

Ngòi bút nhà thơ chuyển sang miêu tả một không gian Kinh Bắc nhộn nhịp, tấp nập. Một loạt những địa danh: chợ Hồ, chợ Sủi, bãi Trầm Chi, Đồng Tinh, Huê cầu tạo ấn tượng về cảnh làm ăn buôn bán, về những làng nghề truyền thống.

Ai lên Đồng Tinh, Huê Cầu
Đồng Tinh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm răng

Bằng xúc cảm thăng hoa, hiển hiện lên trang thơ là một thế giới Kinh Bắc đẹp đẽ trong quá khứ qua hồi tưởng của nhà thơ. Đó là một thế giới Kinh Bắc vẹn nguyên sống động, trù phú, với vẻ đẹp cổ kính, với những truyền thống văn hóa nghệ thuật lâu đời. Đó là một thế giới Kinh Bắc điển hình trong thơ Hoàng cầm.

Đối lập với thế giới Kinh Bắc đẹp đẽ trong quá khứ là một Kinh Bắc của một ngày hôm nay. Một vùng quê bị chia cắt, bị giày xéo dưới gót giày quân xâm lược. Toàn bài thơ đã là kết cấu đối lập xưa và nay, hiện thực và, quá khứ. Cụm từ Bên kia sông Đuống được lặp lại như một điệp khúc, đã tạo ra được một điểm nhấn cho cảm xúc. Nhà thơ dường như muốn đánh thức người đọc về một Kinh Bắc bị chia cắt, gợi dậy những hoài niệm, nhớ thương.

Với Hoàng Cầm, Kinh Bắc là như thế đấy. Đó là một nơi mà sự sống phải bao gồm, nhất thiết phải bao gồm hồn quê hay quê hương ngày nay trong vết thương chiến tranh vẫn là những hình ảnh của làng truyền thống, văn hóa nghệ thuật lâu đời. Người đọc nhận ra cả niềm đau xót, niềm yêu quê hương đất nước của nhà thơ. Bởi thế bài thơ khép lại trong ước vọng hòa bình để thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hóa, nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính vẫn giữ trọn vẻ đẹp nguyên vẹn như xưa.

Ben kia sông Đuống tuy chỉ viết về một mảnh đất, một miền quê cụ thể ở Bên kia sông Đuống với những gì đẹp nhất, tiêu biểu nhất nhưng đã gặp được sự giao cảm kì diệu với người đọc. Quê hương Kinh Bắc là hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam vậy nên nó đã khơi dậy trong lòng người đọc những hình ảnh về quê hương bản xứ mình. Hơn nữa quê hương lại trong cảnh ngộ bị giặc xâm chiếm do vậy nỗi đau của nhà thơ đã hòa quyện, đã chạm vào nỗi đau của mọi người; nhà thơ như hòa chung nhịp đập trái tim với độc giả Hoàng Cầm thật tài ba, có công lớn lưu giữ trong thơ một miền quê nổi tiếng ngoài đời; một xứ Kinh Bắc.

0