Giới thiệu về chuyện cưới xin của người Mường
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh Giới thiệu về chuyện cưới xin của người Mường, một dân tộc ở vũng Thanh Hoa – Việt Nam. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc đa sắc màu ,điều làm nên sắc màu đó chính là do đất nước ta có năm mươi tư dân tộc anh em . Mỗi dân tộc mang một sắc thái khác ...
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh Giới thiệu về chuyện cưới xin của người Mường, một dân tộc ở vũng Thanh Hoa – Việt Nam. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc đa sắc màu ,điều làm nên sắc màu đó chính là do đất nước ta có năm mươi tư dân tộc anh em . Mỗi dân tộc mang một sắc thái khác nhau làm tăng thêm tính đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt ta .Nói đến chuyện cưới xin thì mỗi dân tộc có một truyền thống một phong tục khác nhau. Chuyện cưới xin của ...
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh , một dân tộc ở vũng Thanh Hoa – Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc đa sắc màu ,điều làm nên sắc màu đó chính là do đất nước ta có năm mươi tư dân tộc anh em . Mỗi dân tộc mang một sắc thái khác nhau làm tăng thêm tính đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt ta .Nói đến chuyện cưới xin thì mỗi dân tộc có một truyền thống một phong tục khác nhau. Chuyện cưới xin của người Mông cũng là một trong những phong tục rất đặc biết và khá độc đáo. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về đám cưới của dân tộc Mông để xem nó có điều gì khác biệt đối với người dân tộc Kinh chúng ta.
Trước tiên ta hãy tìm hiểu về tiểu sử của người Mông một chút. Người dân tộc Mông di cư vào Thanh Hóa khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX từ các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Người Mông ở Thanh Hóa phân thành hai nhánh là Mông đen và Mông hoa. Họ chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa trên nương rẫy, các loại cây trồng ngoài cây lúa còn có một số loại cây như sắn, ngô, khoai, đậu tương, mì… Nghề lúa nước ít có điều kiện khai hoang và phát triển, một số ít sống bằng nghề thủ công, đan lát và nghề chăn nuôi với hình thức chăn thả. Người Mông luôn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình hòa nhập với cuộc sống, trong đó có nghi lễ cưới hỏi. Mùa xuân là mùa của những đôi trai gái người Mông về sống chung một nhà.Tục kéo vợ là một biểu hiện rõ nét trong văn hóa người Mông . Họ thường dùng từ kéo cô dâu hay kéo vợ . Trong cuộc sống mặc dù đôi trai gái yêu nhau đắm đuối ,từng thề thốt đắm đuối thế nhưng cũng phải tổ chức cưới nhau thật thì gái mới chịu về nhà ,không có cô gái nào tự bước chân về nhà chồng cả,ý nghĩa chính của việc kéo vợ chính là thể hiện sự gianh gái của người con gái. Điều đó chứng tỏ cô gái không bị xã hội đánh gái thấp hèn cam chịu hay là theo một người con trai một cách mù quáng để hầu hạ nhà trai. Điều đó còn chứng tỏ người con trai thực sự cần cô gái làm vợ thật với thiên chức của một người mẹ mới tổ chức kéo vợ với một thì đọ rõ ràng cụ thể. Không những thế nó còn để tránh những lời tái tiếng xấu của xã hội và sự ngược đãi sau này của người chồng và nhà trai. Khi đã được nhà trai cho phép con trai được lấy vợ cả nhà tập trung cùng lo cho người đi mời phù dâu phù rể cô chú cùng đi kéo vợ. Sau khi kéo vợ xong thì họ đến nhà gái. Đến trước cửa nhà gái, ông mối sẽ hát một bài, ý nói rằng Nhà trai giao cho tôi trọng trách đến hỏi con gái của gia đình về làm dâu con trong nhà, đề nghị gia đình mở cửa. Sau khi nhà gái mở cửa thì ông mối cầm chiếc ô treo lên trước cửa chính của ngôi nhà. Sau khi ông mối thưa chuyện với gia đình cô gái thì dù có đồng ý hay không đồng ý, phía gia đình cô gái cũng phải giữ nhà trai ở lại 2-3 ngày mới cho về. Nếu nhà cô gái chưa đồng ý, gia đình nhà trai sẽ phải tiếp tục đến khi nào nhà gái đồng ý mới thôi. Khi nhà gái đồng ý thì họ sẽ lấy một chiếc ghế dài để hướng ra cửa và đặt trên đó 4 chén rượu, một chiếc ô và mời nhà trai uống hết 4 chén rượu.
Nhà trai uống xong thì rót lại 4 chén rượu và mời họ nhà gái. Khi nhà gái uống hết rượu trong chén, ông mối của nhà trai sẽ xoay ngang chiếc ghế lại để khẳng định là nhà gái đã gả con gái cho gia đình mình. Người con trai sẽ phải vái lạy tổ tiên, bố mẹ và anh em trong gia đình cô gái và như thế chàng trai đã được coi cô gái là vợ của mình. Hai bên sẽ tiếp tục uống rượu, trong bữa rượu hôm đó họ sẽ cùng chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới và dự tính đồ thách cưới như thế nào. Sau khi đã thống nhất xong, nhà trai sẽ quay về nhưng hôm đó chưa được đưa con dâu về nhà mình ngay.
Đến ngày đón dâu, cô dâu chú rể sẽ mặc trên người những bộ quần áo mới nhất và đẹp nhất. Gia đình chú rể sẽ nhờ ông mối là đại diện (đoàn đón dâu thường từ 6 – 9 người và bố mẹ chồng không được đi đón con dâu). Trong ngày đón dâu, nhà trai sẽ phải mang đầy đủ lễ vật mà gia đình cô dâu thách cưới.
Khi đoàn đón dâu đến nhà gái, ông mối sẽ hát một bài với đại ý: Đến nhà bố mẹ nàng dâu/ Thấy nhà đóng kín cửa…./ Mới nhờ ông mối nhà gái nói với bố mẹ nàng dâu mở cửa/ Đón đoàn dâu chúng tôi vào nhà. Sau đó, ông mối của nhà gái sẽ hát đối trả lời. Khi vào đến nhà gái ông mối sẽ hát tiếp bài giao lễ vật. Gia đình cô dâu sẽ nhận và kiểm tra lại xem lễ vật có đủ như thách cưới không. Sau khi nhận xong lễ vật, nhà gái sẽ làm các thủ tục cúng tổ tiên, nhà trai nộp lễ và xin đón dâu. Mỗi thủ tục đều có các bài hát đối và mời 3 chén rượu. Sau khi làm xong các thủ tục xin dâu, hai gia đình sẽ cùng ngồi vào mâm uống rượu, chúc mừng cô dâu, chú rể và nhà trai sẽ xin đón con dâu về nhà.
Ngày nay những truyền thống trong việc cưới vợ của người dân nơi đây vẫn được lưu truyền rất rộng rãi,Đó không những là nét đẹp của người dân nơi đây mà chính là nét đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.Hi vọng người Mông sẽ mãi giữ gìn được truyền thống tốt đẹp đó