04/06/2017, 08:35

Giới thiệu về chợ nổi miền Tây Nam Bộ.

Gọi là chợ nổi vì chợ họp ở trên sông. Giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm chiếc ghe, xuồng của người quanh vùng về đây tụ tập mua bán. Chợ họp suốt cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng. Thuyền, ghe tấp nập đi lại, luồn lách trên mặt nước. Tiếng chào mời mua bán, tiếng cười nói ...

Gọi là chợ nổi vì chợ họp ở trên sông. Giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm chiếc ghe, xuồng của người quanh vùng về đây tụ tập mua bán.

Chợ họp suốt cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng. Thuyền, ghe tấp nập đi lại, luồn lách trên mặt nước. Tiếng chào mời mua bán, tiếng cười nói gọi nhau, tiếng ồn ào của động cơ... làm vang động cả một vùng, quang cảnh nhộn nhịp và sôi động.
 
Trên thuyền chất đầy hàng hoá, nhiều nhất vẫn là trái cây, mùa nào thức nấy: chôm chôm, xoài, cam, quýt, bưởi, măng cụt, sầu riêng..., sản vật của vùng sông nước kênh rạch như cá, rùa, rắn, cua, tôm, chim đồng, bông súng, rau tươi... Chủ nhân của ghe, thuyền treo lủng lẳng một vài thứ trái cây, hàng hoá hay một bảng hiệu quảng cáo trên chiếc sào nơi thuyền của mình, cái cao cái thấp, cái thẳng cái nghiêng trông thật lạ mắt.
 
Các loại dịch vụ ăn uống, hớt tóc, may vá... cũng diễn ra ngay trên ghe, xuồng, rất tiện dụng và dường như thỏa mãn mọi nhu cầu mua sắm sinh hoạt đời thường của người dân vùng này.
 
Các chợ nổi lớn của miền Tây như Phụng Hiệp, Phong Điền, Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)... Phần lớn nông sản hàng hoá ở đây được bán sỉ cho những thương nhân rồi từ đó được chuyển tới các nhà may chế biến thực phẩm, hoa trái hay chơ ra tận Hà Nội và các địa phương miền Bắc. Chợ nổi là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của người dân vùng châu thổ sông Cửu Long.

0