25/05/2017, 00:33

Giới thiệu thuyết minh về chùa Bà Đanh

Thuyet minh ve chua Ba Danh – Đề bài: Em hãy viết bài văn Giới thiệu thuyết minh về chùa Bà Đanh. Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.Một trong những yếu tố làm nên bề dày, sự phong phú ấy của văn hóa Việt Nam chính là những tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu ...

Thuyet minh ve chua Ba Danh – Đề bài: Em hãy viết bài văn Giới thiệu thuyết minh về chùa Bà Đanh. Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.Một trong những yếu tố làm nên bề dày, sự phong phú ấy của văn hóa Việt Nam chính là những tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời và tiếp tục phát triển đến ngày nay.Thể hiện dưới hình thức tín ngưỡng thờ thần. Để hiểu rõ hơn, ta đi tìm hiểu về một ngôi chùa khá nổi tiếng đó là chùa Bà Đanh. Chùa Bà ...

– Đề bài: Em hãy viết bài văn Giới thiệu .

Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.Một trong những yếu tố làm nên bề dày, sự phong phú ấy của văn hóa Việt Nam chính là những tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời và tiếp tục phát triển đến ngày nay.Thể hiện dưới hình thức tín ngưỡng thờ thần.

Để hiểu rõ hơn, ta đi tìm hiểu về một ngôi chùa khá nổi tiếng đó là chùa Bà Đanh.

Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa nhỏ thuộc thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa nằm ở hướng Nam,quay mặt ra dòng sông Đáy hiền hòa.Chùa Bà Đanh là một địa danh nổi tiếng mà khi nhắc đến tên hầu hết mọi người đều cảm thấy quen thuộc. Tuy nhiên, ngôi chùa này không phải nổi tiếng vì có đông đúc khách thập phương đến dâng hương, lễ chùa mà nổi tiếng bởi giai thoại: “ Vắng như chùa Bà Đanh”

Hình ảnh vắng vẻ, trống vắng những người đến dâng hương tại chùa Ba Đanh đã trở thành một điển tích mà khi muốn nhấn mạnh đến sự vắng vẻ người ta hay dùng để so sánh. Có câu thơ nói về sự hoang vắng của nơi đây như:

“ Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng khách như chùa Ba Đanh”

Hay trong bài “Tụng Tây hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này như:

                       “Dấu bố cái rệt in nền phủ
                         Cảnh Ba Đanh hóa khép cửa chùa”

Chùa Ba Đanh hay còn có tên tự khác là chùa Bảo Sơn, đây là một ngôi chùa được đánh giá là cổ kính bậc nhất của tỉnh Hà Nam.
Một ngôi chùa đẹp, lại có phong thủy hữu tình như vậy,nhưng vì sao vẫn bị gắn với giai thoại “Vắng như chùa Bà Đanh”. Bàn về vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến khác nhau.Có ý kiến cho rằng, trước đây chùa Bà Đanh có tên gọi là chùa Bà Banh vì trong ngôi chùa có thờ một bức tượng người đàn bà đang ngồi banh chân.

 

Trước đây vốn đông đúc khách thập phương đến tế lễ nhưng do chiến tranh, người dân nơi đây di cư đến nơi khác, vì thế ngôi chùa này trở nên hoang vắng, hiu quạnh. Do lưu truyền nhiều đời, người ta đọc chệch âm Banh thành Đanh. Vì vậy mới có tên chùa Bà Đanh ngày nay.

Trả lời câu hỏi tại sao lại có câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”, sư thầy Thích Đàm Đam lại có một sự lí giải, giải thích khác. Đó là : “Từ trước tới nay dân làng Đanh đều truyền tai nhau rằng ngôi chùa này rất linh thiêng, ai trái ý hoặc phỉ báng sẽ bị trừng trị… Vì thế khách thập phương không dám đến.
Lại cũng có ý kiến cho rằng chùa Bà Đanh nằm ở một vị trí không đẹp, vắng vẻ người qua lại, không tiện đường giao thông.Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa- Thể Thao- Du lịch cấp bằng di tích lịch sử quốc gia.

Theo tương truyền, chùa Bà Đanh vốn là một ngôi đền nhỏ thờ Tứ pháp là Pháp vân, pháp lôi, pháp điện, pháp vũ( Là thần mây, thần sấm, thần sét và thần mưa) Đây là một tín ngưỡng thờ phật khá tiêu biểu ở những nước nông nghiệp.
Đến thời vua Lê Huy Tông(1675-1750), ngôi chùa được sửa sang,tu bổ to và đẹp hơn

Chùa Bà Đanh cũng như nhiều chùa khác ở miền Bắc Việt Nam trên điện thờ rất phong phú gồm nhiều tượng Phật và tượng Bồ Tát. Đây là nét tiêu biểu chung cho các chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa. Trong chùa không chỉ có tượng Phật mà còn có tượng của Đạo giáo như: Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ của tín ngưỡng dân gian.

Đến thăm chùa Ba Đanh, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông núi hữu tình, cảnh vật thơ mộng mà còn được trải nghiệm một cảm giác linh thiêng nơi đây.Trong chùa Bà Đanh có thờ một pho tượng Bà Đanh ngồi thiền trên ngai được sơn màu đen bóng, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu.Sự hài hòa giữa pho tượng và chiếc ngai đã tạo nên nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc của ngôi chùa này.

Cũng như kiến trúc của bao ngôi chùa khác,chùa Bà Đanh có điện tam bảo, đền thờ mẫu, nhà tổ,nhà trung đường…Ngày nay, do đường xá đã được tu sửa, những người khách thập phương đã đến đây đông hơn, không còn vắng vẻ như trước nữa.

Ngày nay, khi đã được Bộ văn hóa và du lịch cấp bằng di tích quốc gia, cùng với hệ thống đường xá được tu sửa thuận lợi cho đi lại, chùa Bà Đanh đã đông đúc khách hành hương cúng bái. Câu nói “ Vắng như chùa Bà Đanh” khi xưa đã được cải biên thành:

                          “Ngày xưa vắng ngắt vắng ngơ
                          Bây giờ tấp nập như chùa Bà Đanh”

0