Giới thiệu tập tục đi Tết trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc
Đề bài: Giới thiệu tập tục đi Tết trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Bài làm Đi Tết hay lễ Tết, mà ngày nay được gọi nôm na là biếu Tết, vốn dĩ là một trong những phong tục tập quán đã được hình thành ngay từ thuở xa xưa trong nếp sống văn hóa của người Việt Nam. Đây quả là một tập tục mang ý ...
Đề bài: Giới thiệu tập tục đi Tết trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Bài làm Đi Tết hay lễ Tết, mà ngày nay được gọi nôm na là biếu Tết, vốn dĩ là một trong những phong tục tập quán đã được hình thành ngay từ thuở xa xưa trong nếp sống văn hóa của người Việt Nam. Đây quả là một tập tục mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, nhằm gìn giữ, tôn tạo những môi quan hệ tương giao thâm tình của mỗi cá nhân đổi với gia đình và xã hội, có tính truyền thống đáng tự hào của dân tộc ta từ ...
Đề bài:
Bài làm
Đi Tết hay lễ Tết, mà ngày nay được gọi nôm na là biếu Tết, vốn dĩ là một trong những phong tục tập quán đã được hình thành ngay từ thuở xa xưa trong nếp sống văn hóa của người Việt Nam. Đây quả là một tập tục mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, nhằm gìn giữ, tôn tạo những môi quan hệ tương giao thâm tình của mỗi cá nhân đổi với gia đình và xã hội, có tính truyền thống đáng tự hào của dân tộc ta từ trước đến nay.
Như chúng ta đã biết, đối với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán bao giờ cũng rất được xem trọng. Đó là dịp mỗi gia đình đoàn viên, họp mặt sum vầy đón mừng xuân mới và cũng là dịp mỗi gia đình trong cộng đồng xã hội có điều kiện thực hiện chuyện hiếu nghĩa, thăm viếng chúc tụng xã giao, bày tỏ sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau… sau một năm dài tất bật với công việc làm ăn, sinh sống. Vì vậy, chuyện biếu quà vào dịp Tết đã được người xưa tôn lên thành một thứ lễ nghi không thể thiếu trong đời sống của xã hội, được gọi một cách trân trọng là đi Tết (hoặc lễ Tết). Có thể nói, đây là một kiểu nghi lễ đầy tính “khuôn vàng thước ngọc” mà đạo làm con cần phải tuân thủ để bày tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên và ông bà, cha mẹ, đồng thời cũng là phép tắc để thể hiện nghĩa làm trò đối với các bậc ân sư, vì thế mà trong dân gian đã từng có câu:
Mồng một Tết mẹ, Tết cha.
Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy.
Ngẫm lại, chẳng phải ngẫu nhiên mà có cái tôn ti trật tự ấy. Bởi lẽ, đó chính là một qui tắc mang đậm tính nhân văn trong đời sống xã hội, nhắn nhủ con người nên hành xử cho phải đạo đối với người có công ơn sinh thành và dưỡng dục, thể hiện rõ một nếp sống “giàu tình cảm, nặng nghĩa nhân” của người dân nước Việt.
Thuở xưa, chuyện đi Tết chỉ được thực hiện vào những ngày đầu tiên của nâm mới, đúng theo nghĩa đi viếng thăm trong dịp Tết và kèm theo quà biếu làm lễ đầu năm. Ban đầu, tập tục đi Tết chỉ hạn chế trong phạm vi phép tắc dành riêng cho một số đối tượng như: con, cháu đã lập gia đình riêng đưa nhau trở về thăm viếng, chúc Tết gia đình và họ hàng thân bằng quyến thuộc của đôi bên, có mang theo lễ vật để cúng bái tổ tiên, kính biếu cho ông bà, cha mẹ, cô bác, cậu dì, học trò đến viếng thăm và kính biếu quà Tết cho thầy nhằm bày tỏ lòng tri ân, hai bên sui gia qua lại tặng biếu cho nhau để kết chặt tình thân. Dẩn dà về sau, chuvện đi Tết trở về nên phổ biến, mở rộng ra với các đối tượng như anh chị em, bạn bè biếu tặng quà Tết cho nhau, những người làm ăn có mối quan hệ làm ăn giao hảo với nhau, hàng xóm cho biếu lẫn nhau… Đặc biệt, đã gọi là “lễ” nên bao giờ người ta cũng xem trọng vấn đề “của cho không bằng cách cho”. Thường thì quà -biếu luôn biểu thị cho tấm thân tình của người trao tặng, do vậy giá trị tinh thần bao giờ cũng được chú ý và đánh giá rất cao. Cho nên, dẫu quà biếu có đắt tiền bao nhiêu đi chăng nữa song nếu sơ ý “thất lễ”, thiếu sự trân trọng cách biếu tặng thì cùng kể như là… công cốc!
Ngày nay, tập tục đi Tết vẫn còn được lưu truyền và ngày càng trở nên phố biến, mang tính đại trà tại nước ta với tên gọi biếu Tết. Đặc biệt, nếu như trước kia chuyện biếu quà thường chỉ được thực hiện trong Tết (những ngày đầu năm mới) thì ngày nay người ta lại có thói quen tặng quà trước Tết, rầm rộ nhất là đến ngày ba mươi Tết. Mặt khác, chuyện biếu Tết cũng không còn hạn hẹp trong phạm vi khuôn khổ của gia đình và những mối quan hệ thâm giao nữa, mà còn được lan rộng với nhiều hình thức khác nhau như các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp… tổ chức tặng quà Tết cho cán bộ, công nhân viên chức của mình và các đơn vị đối tác, các tể chức xã hội, đoàn thể quan tâm chăm sóc, biếu quà Tết cho các đối tượng ưu tiên trong xã hội và cho cả những gia đình khó khăn neo đơn trẻ em mái ấm.
Có thể nói, với tinh thần tương quan lễ nghĩa trong niềm tôn trọng và thân ái thì chuyện biếu Tết luôn là một tập tục tốt đẹp rất cần được gìn gìn và phát huy trong nếp sống “trọng đạo” của người dân Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, hiện vẫn có không ít người lạm dụng tập tục này để thực hiện những ý đồ mờ ám sai trái như mượn hình thức biếu quà để “hợp thức hóa” chuyện đưa và nhận hôi lộ, biếu quà có giá trị lớn nhằm nịnh bợ, đút lót mưu đồ vụ lợi cá nhân, sử dụng công quĩ để “bôi trơn” các quan hệ “ngầm”, hoặc có những trường hợp lại xem dịp Tết như một cơ hội để nhũng nhiễu, yêu sách người khác “cúng” tiền hay quà biếu… Các hình thức biếu quà “trên mức tình cảm” này quả là những thói tệ, lệ xấu cần được phê phán, lên án và loại trừ trong xã hội. Bởi lẽ, nó sẽ như một mảng màu đen tối phủ nhòa lên bức tranh đạo lí xán lạn của đất nước và con người Việt Nam. Đi Tết ngày xưa chính là một hành vi chuyển tải và tôn vinh chữ đạo, thể hiện nhân cách sống tốt đẹp của con người, do vậy chớ nên để chuyện biếu Tết ngày nay bị biến chất, trở thành hành vi tiếp tay cho những mưu đồ kém đạo đức.