Giới thiệu phát biểu cảm nghĩ về núi Bài Thơ – Quảng Ninh
Bài Thơ là tên trái núi đá vôi hùng vĩ đứng sát bờ nước của thành phố Hạ Long, dưới chân núi xúm xít những nhà cửa phố xá, trông giống những thuyền bè xúm quanh một hòn đảo ngoài khơi. Nguyên xưa núi có tên là Truyền Đăng, dùng để đốt lửa biên phòng báo tin cho kinh đô khi có giặc. Sau này dân gian ...
Bài Thơ là tên trái núi đá vôi hùng vĩ đứng sát bờ nước của thành phố Hạ Long, dưới chân núi xúm xít những nhà cửa phố xá, trông giống những thuyền bè xúm quanh một hòn đảo ngoài khơi. Nguyên xưa núi có tên là Truyền Đăng, dùng để đốt lửa biên phòng báo tin cho kinh đô khi có giặc. Sau này dân gian quen gọi là núi Bài Thơ, do có bút tích của vua Lê Thánh Tôn để thơ trên vách đá. Lời đề từ cho biết, bài thơ làm vào mùa xuân tháng Hai năm Quang Thuật thứ chín (1468), trong dịp ...
Bài Thơ là tên trái núi đá vôi hùng vĩ đứng sát bờ nước của thành phố Hạ Long, dưới chân núi xúm xít những nhà cửa phố xá, trông giống những thuyền bè xúm quanh một hòn đảo ngoài khơi. Nguyên xưa núi có tên là Truyền Đăng, dùng để đốt lửa biên phòng báo tin cho kinh đô khi có giặc.
Sau này dân gian quen gọi là núi Bài Thơ, do có bút tích của vua Lê Thánh Tôn để thơ trên vách đá. Lời đề từ cho biết, bài thơ làm vào mùa xuân tháng Hai năm Quang Thuật thứ chín (1468), trong dịp nhà vua đi duyệt võ trên sông Bạch Đằng, đến đóng quân dưới núi này, nhân xúc cảm trước cảnh trời trong biển lặng, bèn mài đá đề một bài thơ”.
Thơ đầy hùng tâm tráng chí, đọc trong sách xưa của Lê Quý Đôn đã thấy hay, huống giờ được đọc bằng nét chữ của chính tác giả trên núi đá Hạ Long! Trời hỡi, làm sao nói hết niềm cảm khái, thật chẳng khác nào được cầm trong tay món báu vật của Người Xưa trao lại.
Bài thơ di bút này vốn đã mai một từ lâu, ẩn náu trên thành bếp của một nhà dân dựa sát vách núi. May sao một ngày đẹp trời, nhà thơ kiêm nhà giáo Trần Nhuận Minh đi ngang qua đây tình cờ phát hiện, “đọc” lại được nguyên bản bằng bàn tay mò mẫm trong bóng tối của khói bếp lưu cữu. Tôi tới núi Bài Thơ bằng những con hẻm len lỏi giữa xóm lao động dân chài, nương theo một cầu đá dài bọc quanh chân núi (cầu được xây dựng bằng tiền tài trợ của UNESCO. Chính quyền thành phố đã chi 18 triệu để dời cần nhà, vào tận Thanh Hóa (quê vua Lê) mang đá về khác thành bia tôn tạo di tích).
Tôi chợt giật mình khi “khám phá” ra điều này, rằng có biết bao nhiêu báu vật văn hóa khác đã không có được số phận may mắn như của bài thơ đây, để bị giày xéo, bị tàn phá bởi chính con người, dọc theo con đường thời gian dài dằng dặc có tên là “bốn ngàn năm văn hiến”. Đàn Nam Giao ở Huế là một chấn thương còn mãi, nói bao nhiêu vẫn thấy như là chưa nói!
Tôi về Hạ Long, vừa kịp dự hội thơ của một vùng đất. Tôi dám chắc rằng không nơi nào trên khắp nước ta giống như Quảng Ninh, ở đây Thơ đã trở thành lễ hội của nhân dân: đọc thơ, bình thơ, ngâm thơ, trao giải thơ cho cả thi nhân và nghệ sĩ trình diễn. Ngày lễ hội, cả thành phố Hạ Long mê đắm trong thơ, trai tài gái sắc, nam phụ lão ấu…, giống như lễ quan họ vùng Kinh Bắc. Đã mười năm như thế. Năm nay, các anh chị ngồi lại hội thảo về thơ; tôi chăm chú theo dõi, tất cả tham luận đều ân cần và tâm huyết dành cho thơ. Tiếp theo, các anh chị kéo nhau về Yên Hưng tổ chức hội thơ trên sông Bạch Đằng, kết bạn trì âm với dân làng nhân kỉ niệm 710 năm chiến thắng lịch sử – của dòng sông, về Hạ Long lần này, chợt nhiên tôi thấy sống lại trong tôi một niềm tin tưởng đã tàn héo từ lâu, tin ở thơ ca, rằng Thơ vẫn cần thiết , cho cuộc sống.
29 tháng 3 là ngày hội thơ hàng năm của Quảng Ninh, đúng vào ngày mà cách đây 530 năm, vua Lê Thánh Tôn đề thơ trên núi đá. Tôi tới đây chiêm ngưỡng, thấy hoa quả bày trên án thờ; được biết là hôm qua các nhà lãnh đạo của chính quyền tỉnh đã tới đây dâng hương để khai mạc Hội thơ. Qua khói hương trang nghiêm, tôi đọc bài thơ của vị hoàng đế thi sĩ, thấy ý tưởng vẫn lạ:
Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại.
Chính thị tu văn yển vũ niên.
(Muôn thuở trời Nam núi sông còn mãi – chính là lúc tạm ngưng việc võ để lo sửa sang việc văn). Văn, là văn học, và là văn hóa vậy.