11/01/2018, 09:42

Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và tóm tắt tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và tóm tắt tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. Truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có nhiều dị bản, bản ngắn nhất có 2082 câu thơ lục bát, bản dài nhất có 2246 câu thơ. ...

Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và tóm tắt tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

Truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có nhiều dị bản, bản ngắn nhất có 2082 câu thơ lục bát, bản dài nhất có 2246 câu thơ.

1. Giới thiệu Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Thới, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ, học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.

Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang... Tình chung đau xót: đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những nửa sau thế kỉ XIX.

Tác phẩm gồm có:

-   Các truyện thơ: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.

-   Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, v.v...

Tất cả văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục.

2.  Tóm tắt Truyện Lục Vân Tiên

Truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có nhiều dị bản, bản ngắn nhất có 2082 câu thơ lục bát, bản dài nhất có 2246 câu thơ. Tình tiết nhà vua nhường ngai vàng cho Lục Vân Tiên rồi đi tu là sự khác biệt, tạo nên sự dài, ngắn về văn bản ấy.

Truyện có thể tóm tắt như sau:

Ở quận Đông Thành, vợ chồng họ Lục sinh được đứa con trai rất tuấn tú, đạt tên là Lục Vân Tiên. Sau khi lên núi tầm sư học đạo, Vân Tiên trở thành một con người xuất chúng: văn võ kiêm toàn.

Trên đường xuống núi về kinh ứng thí, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình.

Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công - người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, 2 kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với 4 sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời.

Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin nhà. Chàng vội trở về quê chịu tang mẹ, quá đau khổ mà lâm bệnh, hai mắt bị mù. Vân Tiên bị bọn lang băm, phù thủy, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền; Trịnh Hâm đẩy xuống sông hãm hại. Vân Tiên được con giao long và ông Ngư cứu thoát. Vân Tiên trở lại nhà Võ Công, bị hắt hủi và bị bỏ vào hang sâu cho chết. Vân Tiên được Du Thần và ông Tiều cứu ra, gặp lại Hớn Minh, người bạn nghĩa hiệp. Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, tìm đến nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý gả con gái cho Vương Tử Trực, nhưng đã bị chàng mắng nhiếc, y quá nhục mà chết.

Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên gặp nạn đã qua đời, nàng vô cùng thương tiếc, nguyền sẽ thủ tiết. Tôn thái Sư trong triều hiến kế cho nhà vua bắt đem Kiều Nguyệt Nga cống cho giặc Ô Qua. Nàng đã ôm theo bức hình Lục Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu sống Kiều Nguyệt Nga; sau đó nàng lại dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công muốn nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga bỏ trốn, nương nhờ Lão Bà ở giữa rừng sâu.

Lục Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà đôi mắt lại sáng. Chàng vội trở lại quê nhà, thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm Kiều Công. Chàng lại đi thi, đậu Trạng nguyên; vua sai đi dẹp giặc Ô Qua. Trên đường chiến thắng trở về, Lục Vân Tiên bất ngờ, gặp lại Kiều Nguyệt Nga, hai người mừng mừng tủi tủi.

Lục Vân Tiên trở lại triều đình, tâu hết sự tình đầu đuôi. Tên thái sư và bọn gian ác bị trừng phạt, những người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, vinh hiển.

Trích: soanbailop6.com

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0