24/05/2018, 16:46

Giới thiệu một số mô hình quản lý chất lượng và lợi ích của các doanh nghiệp khi áp dụng iso 9000

Mô hình quản lý chất lượng theo các giải thưởng chất lượng Hiện nay trên thế giới có nhiều loại giải thưởng, như giải thưởng chất lượng quốc tế, giải thưởng chất lượng khu vực, thí dụ:giải thưởng Deming giải ...

Mô hình quản lý chất lượng theo các giải thưởng chất lượng

Hiện nay trên thế giới có nhiều loại giải thưởng, như giải thưởng chất lượng quốc tế, giải thưởng chất lượng khu vực, thí dụ:giải thưởng Deming

giải thưởng chất lượng quốc gia Malolm Baldrige (Mỹ), giải thưởng chất lượng Châu Âu (EQA). Các giải thưởng này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Qua nghiên cứu các giải thưởng chất lượng của nhiều nước, bộ khoa học, công nghệ và môi trường nước ta đã quyết định chọn mô hình giải thưởng Malolm Baldrige làm giải thưởng chất lượng Việt Nam.

Bẩy tiêu chuẩn của giải chất lượng Việt Nam: được kết cho khối dịch vụ sản xuất kinh doanh, được chia làm hai cấp giải vàng (phạm vi cả nước)

giải bạc ở (phạm vi mỗi tỉnh, thành phố).

Giải thưởng Việt Nam gồm 7 tieu chí:

  • Vai thò lãnh đạo
  • Thông tin và phân tích dữ liệu.
  • Định hướng chiến lợc.
  • Phát hiện và quản lý nguồn lực.
  • Quản lý chất lượng quá trình.
  • Các kết quả về chất lượng và kinh doanh.
  • Thoả mãn các yêu cầu khách hàng.

Giải thưởng chất lượng Vệt Nam đã góp phần đáng kể vào hong trào năng xuất và chất lượng của Việt Nam, khích lệ các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng xuất và khả năng cạnh tranh bằng con đường chất lượng. Quản lý chất lượng toàn diện(TQM) và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000.

Mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Chất lượng toàn diện nhằm quản lý chất lượng sản phẩm trên quy mô để có thể thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. nó bao gồm nhiều chuẩn mực từ kiểm tra chất lượng đến cuối cùng quản lý chất lượng tức là các bước phát triển nói trên đều thoả mãn. Để có được chất lượng toàn diện phải sử dụng nhiều biện pháp.

  • Nhóm chất lượng là biện pháp khai thác trí tuệ của từng cá nhân cũng như tập thể rất có hiệu quả, động viên mọi ngời tham gia vào công việc.
  • Phối hợp chặt chẽ để thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như chất lượng thông tin, đào tạo, thái độ, tác phong chính sách và mục tiêu, công cụ và nguồn lực.
  • Định kỳ so sánh kết quả việc áp dụng với mục tiêu đề ra
  • Quản lý mọi phương diện như kỹ thuật, tài chính...

Hệ thống thực hành sản xuất tốt(GMP)

GMP là một hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn đối với cơ sở chế biến thực phẩm và được phẩm. GMP được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn và công nghệ có thể áp dụng được hiện hành và phản ánh các quy tắc thực hành tốt nhất,

GMP đợc nhiều nhà sản xuất áp dụngđể cung cấp thực phẩm an toàn, có chất lượng cao và bao gồm các chương trình dinh dưỡng, nước uống, vệ sinh, quản lý nhà xưởng, đất đai...

Hệ thống Q.Base

Q.Base là hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000 đã được thừa nhân và được áp dụng trên quy mô toàn cầu. Hệ thống Q.Base có cùng nguyên lý như ISO 9000 nhưng đơn giản và dễ áp dụng hơn.

Trên thực tế có thể coi Q.Base là bước chuẩn bị cho việc áp dụng ISO 9000.

Hệ thống kiểm soát chất lượng

Mỗi doanh nghiệp muốn sản phẩm dịch vụ của mình có chất lượng tốt cần phải kiểm soát được năm yêu cầu cơ bản sau đây:

  • Kiểm soát con người: tất cả mọi người từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên phải được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ dợc giao; hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với chất lượng sản phẩm.
  • Kiểm soát phơng pháp: phơng pháp phù hợp và có ý nghĩa là những phương pháp chắc chắn tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu.
  • Kiểm soát trang thiết bị: dùng trong sản xuất và thử nghiệm, trang thiết bị phải phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Kiểm soát nguyên vạt liệu: phải lựa chọn các nhà cung ứng và các nhà thầu có khả năng.
  • Kiểm soát thông tin: mọi thông tin phải được những ngời có thẩm quyền kiểm tra duyệt và ban hành.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO ban hành vào năm 1987, và được rà soát sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1994, và sửa đổi lần thứ hai vào năm 2000.Phương hướng tổng quát của bộ ISO là thiết lập hệ thống quản trị chất lượng quản lý nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng.

Để phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại quốc tế, ISO đã thành lập ban kỹ thuật TC 176 để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng

Những tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn này được ban hành năm 1987 và được soát xét lần đầu vào năm 1994, đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như : chính sách chất lượng, bao gói, phân phối, kiểm soát tài liệu, thiết kế triển khai sản xuất, đào tạo, cung ứng...

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm 27 tiêu chuẩn, trong đó quan trọng nhất là 3 tiêu chuẩn ISO 9001, 9002, 9003 đã được sử dụng làm cơ sở cho việc

chứng nhận hệ thống chất lượng của bên thứ 3

ISO 9001: quy định hệ thống chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt dịch vụ.

ISO 9002: quy định hệ thống chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.

ISO 9003: quy định hệ thống chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.

Theo quy định của ISO, tất cả các tiêu chuẩn quốc tế cần phải được xem xét ít nhất 5 năm một lần để xác định khả năng chấp nhận, sửa đổi hoặc huỷ bỏ.

Ngày 15/12/2000, ISO đã chính thức ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000- phiên bản năm 2000 (soát xét lại lần 2) gồm 4 tiêu chuẩn chính là:

  • ISO 9000: Hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và thuật ngữ.
  • ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu chung.
  • ISO 9002: Hệ thống quản lý chất lượng – hướng dẫn cải tiến hiệu quả hoạt động.
  • ISO 10011: Các hướng dẫn về đánh giá hệ thống quản lý.

Ngay sau khi bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 được ban hành, tổng cục đo lường chất lượng quyết định chấp nhận bộ tiêu chuẩn này thành TCVN.

Lợi ích khi thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng đáp ứng ISO 9000

Để chiến thắng các đối thủ trong cạnh tranh, hiện nay mỗi doanh nghiệp cần đề ra được một mục tiêu chiến lược , chính sách chiến lược và cách quản lý đặc trưng phù hợp với doanh nghiệp mình.

Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống chất lượng theo ISO 9000 dã thừa nhận những lợi ích do nó mang lại là rất lớn. Có thể nêu một số các lợi ích mà các doanh nghiệp đã đạt được :

  • Thứ nhất: Tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều và ổn định

hơn . Mặt khác giảm được đáng kể các chi phí do việc phải làm lại , sửa lại các sản phẩm hư hỏng khuyết tật , và giảm được sự khiếu nại của khách hàng.

  • Thứ hai: Nhờ hệ thống hồ sơ , văn bản được tiêu chuẩn hoá, làm cho các quy định , quy tắc, quyền hạn , trách nhiệm trong khi thực hiện công việc đợc quy định rõ ràng , mạch lạc . Vì vậy hiệu quả công việc của tất cả các bộ phận cũng như các thành viên được nâng cao . Mặt khác cũng tránh được sự lẫn lộn , tranh chấp , cũng nh sự đổ lỗi lẫn nhau khi có vấn đề xẩy ra.
  • Thứ ba: Thực hiện qnản lý theo ISO 9000 đã giúp cho việc nâng cao nhận thức , trình độ chuyên môn , cũng như phương pháp tư duy của

lãnh đạo và của mọi người trong doanh nghiệp , tạo ra cách thức làm việc

thật khoa học , logic mà nhờ đó có cơ hội tăng lợi nhuận và thu nhập.

  • Thứ tư: Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 làm cho mối quan hệ giữa các phòng ban gắn bó chặt chẽ hơn trên cơ sở hợp tác do việc xác định sự liên quan của mỗi thành viên , của mọi đơn vị phòng ban

đến vấn đề chất lượng.

  • Thứ năm: Cách thức quản lý khoa học , chuẩn mực đã giúp các nhà

lãnh đạo thoát khỏi những sự vụ hàng ngày , để họ có thể tập trung lo cho những kế hoạch để phát triển công ty.

Ngoài ra mỗi doanh nghiệp cũng sẽ thu đợc những lợi ích riêng khác

nhờ việc xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Điều đó phụ thuộc vào đặc thù riêng của công ty , mục tiêu trớc mắt và lâu dài

của họ như: Tăng thị phần , giảm chi phí , và điều quan trọng la tạo ra được hình ảnh của công ty cũng nh vị thế cạnh tranh trên thị trường.

0