Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Văn mẫu lớp 10
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Văn mẫu lớp 10 Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Bài số 1 Nhắc đến các món ngon Hà Nội, không thể không kể tới chả cá. Chả cá ngon đến mức người ta đã lấy tên nó để đặt tên cho một phố: phố Chả Cá thay cho phô Hàng Sơn cũ. Đầu thế ...
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Văn mẫu lớp 10
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Bài số 1
Nhắc đến các món ngon Hà Nội, không thể không kể tới chả cá. Chả cá ngon đến mức người ta đã lấy tên nó để đặt tên cho một phố: phố Chả Cá thay cho phô Hàng Sơn cũ. Đầu thế kỉ XX, một người họ Đoàn ở phố Hàng Sơn đã chế biến ra món ăn này. Để thu hút khách hàng, ông đặt bức tượng Lã Vọng ngồi câu trước cửa. Do đó mấ thành tên chả cá Lã Vọng. Cái tên ấy con cháu ông còn giữ đến bây giờ.
Nguyên liệu chính để làm chả cá là cá lăng, một thứ cá sông thịt dai và ngọt Không có cá lăng thì có thể thay bằng cá chiên hay cá quả. Cá tươi mua về làm sạch, lóc bỏ xương rổi thái thành từng miếng nhỏ, Ướp với nước mắm ngon, mò, riềng và nghệ tươi giã nát, lọc kĩ. Sau khi thịt cá đã thấm gia vị thì sắp vào cặp tre, buộc chặt hai đầu rồi nướng trên lò than hoa, lật đi lật lại cho vàng đểu hai mặt là được. Gỡ chả cá ra bát rổi rưới mỡ hành phi thơm đang sôi vào.
Khách ăn đông, ba người ngồi vào bàn. Giữa bàn đặt chiếc lò than nhỏ và chiếc chảo dấu (hoặc mỡ). ăn đến đâu bỏ chả cá vào chảo đến đấy. Một bát chả cá vàng ngậy, một đĩa bún trắng muốt, một đĩa rau thì là, húng láng, hành tưdi chẻ nhỏ, một đĩa lạc rang, một chiếc bánh da vừng… và quan trọng nhất là chén mắm tòm pha với chanh, ớt, thêm thìa rượu trắng và vài giọt dầu cà cuống, đánh thật kĩ cho sủi bọt.
Khách nhẹ nhàng gắp một miếng chả cá chấm mắm tôm rồi chò vào bát; lần lượt đến thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ nhúng sơ vào dầu nóng, thêm vài ngọn húng láng, tí lạc rang, một ít bún và một miếng bánh đa giòn tan. Ăn ngay đừng để nguội mất ngon.
Người sành aưn bảo chả cá phải vừa ăn vừa chờ mới thích. Mắt nhìn, mũi ngửi, tay gắp, tai nghe. . Tất cả các giác quan cùng một lúc được huy động để thưởng thức hương vị độc đáo của món ăn này. Chả cá đủ các mùi vị: chua, cay, ngọt, mặn, béo, búi .. ngon không thể tả!
Chả cá muốn ngon thì nuớng vừa chín tới. Nướng quá lửa chả sẽ khô, ăn không ngậy. Miếng chả thom phức, không còn tanh mùi cá mới là đạt yêu cầu. Những người ăn hai ba lán sẽ thấy thích rồi đâm nghiện món ăn này. Lâu một chút, cầu kì một chút nhưng chỉ làm tăng độ thèm, độ ngon của món ăn đặc biệt này. Để thưởng thức món chả cá cầu kì. xin mách nhỏ các bạn là nếu chỉ có ít thời giờ thì không nên ăn chả cá.
Chả cá là món ăn hợp với mùa đông. Sau một tuần làm việc vả học tấp căng thẳng, còn gì thú bằng dăm ba người bạn hay cả gia đình kéo nhau đến ăn chả cá. Đến cửa quán, mới ngửi mùi cá nướng thơm lừng đã thấy thèm, than hổng toả hơi nóng, xua bớt cái giá lạnh và làm cho lòng người ấm áp.
* Rồi chả cá được bưng ra. vợ gắp cho chổng, mẹ gắp cho con, bạn bè gắp cho nhau, vui vẻ, ổn ã nhưng thân mật, gắn bó biết chừng nào! Hương vị của món ăn dường như cũng ngon hơn gấp bội. Có thể nói chả cá là món ăn thể hiện sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật ẩm mực của người Hà Nội. Món ăn vừa ngon vừa bổ này tuy không đắt tiền nhưng cần nhiều công phu. Miếng ngon nhớ lâu. Dù chỉ ăn chả cá Lã Vọng một lán thôi nhưng khách sê không bao giờ quên được hương vị đậm đà hấp dẫn vô cùng của nó và sẽ mong có dịp được ăn thêm lần nữa.
Những ngày mưa lâm râm, khí trời se lạnh mà được ngồi cạnh bếp than hổng để ăn chả cá cùng gia đinh thì thật tuyệt! Đó là niềm vui của người Hà Nội. Nay, món chả cá dâu đâu cũng có nhưng cái tên chả cá Lã Vọng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở Hà Nội, ở trong nước mà ở cả nước ngoài. Du khách phương xa về thăm Hà Nội, nếu muốn ăn chả cá thì hãy tìm đến quán chả cá Lã Vọng, ăn một lần để nhớ mãi.
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Bài số 2
Chả cá Lã Vọng là một trong những món ăn đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Chả cá phải ăn nóng. Từng miếng chả được rưới nước mỡ đang sôi, ăn kèm với bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm mắm tôm vô cùng hấp dẫn.
Cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Đặc biệt nhất và cũng vô cùng hiếm hoi là chả làm từ cá Anh Vũ, bắt ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ). Không có cá lăng thì có thể dùng đến cá nheo, cá quả, nhưng cá nheo thì thịt bở hơn và cá quả thì nhiều xương dăm hơn nên không ngon bằng cá lăng.
Làm chả cá mất nhiều công đoạn lọc thịt và sơ chế. Cá được lọc hai bên sườn, thái bản, ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu và nước mắm theo phương cách bí truyền. Cá ướp ít nhất 2 giờ đồng hồ rồi kẹp vào vỉ nướng. Chả phải được giở đều tay sao cho hai mặt đều chín vàng như nhau. Chuẩn bị ăn, người ta mới mang những kẹp chả nướng đã chín trút vào chảo mỡ sôi đặt trên bếp than hoa trên bàn ăn, cùng với rau thì là và hành hoa cắt khúc.
Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi, tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường.
Chả cá được bắc trên bếp, mùi thơm sực nức khắp phòng. Bỏ ít hành và rau thì là vào chảo. Khi rau chín, gắp chả cá cùng rau ra bát, kèm thêm chút bún rối, chút mỡ, chút mắm tôm và đậu phộng rang. Chả cá vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng. Màu của bát chả cá đủ cả xanh của hành rau, vàng sậm của cá, nâu trắng của lạc, đỏ của ớt, tím của mắm tôm vừa ngon với vị ngọt của cá, mùi rau và vị bùi của lạc rang. Do có nhiều mỡ nên khi ăn phải kèm theo cuống hành tươi chẻ nhỏ ngâm qua dấm pha loãng. Ngoài cách trên, một số người có thể cho cả bún vào chảo và đảo nhanh với cá, thì là, hành hoa sau đó trút ra bát ăn. Ăn cách này nóng, rất ngon, nhưng sẽ ngấy hơn.
Chả cá Lã Vọng trở thành món ăn nổi tiếng khắp xa gần từ lúc nào không hay. Tương truyền vào những năm thời kỳ Pháp thuộc, ở số 14 Hàng Sơn (phố Lã Vọng ngày nay) có một gia đình họ Đoàn sinh sống. Họ thường lấy nhà mình làm nơi cưu mang nghĩa quân Đề Thám. Chủ nhà hay làm món chả cá rất ngon đãi khách, lâu dần thành quen, những vị khách ấy đã giúp gia đình mở một quán chuyên bán món ăn này, vừa để nuôi sống gia đình, vừa làm nơi tụ họp. Lâu dần, hai tiếng "Chả Cá" được gọi thành tên phố.
Trong nhà hàng luôn bày một ông Lã Vọng – Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá – biểu tượng của người tài giỏi nhưng đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà hàng và cũng là của món ăn. Bí quyết làm chả cá chỉ truyền lại cho người con cả họ Đoàn.
Ngày nay đã có nhiều hàng chả cá được mở tại Hà Nội nhưng căn nhà trên phố Chả Cá vẫn là cửa hàng chả cá ngon bậc nhất và trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp gần xa về món ăn thơm ngon mang hương vị riêng của người Hà thành xa xưa.
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Bài số 3
Chả cá Lã Vọng là tên của một đặc sản Hà Nội. Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên.Vào những năm thời kỳ Pháp thuộc, ở số 14 Hàng Sơn có một gia đình họ Đoàn sinh sống, họ thường lấy nhà mình làm nơi cưu mang nghĩa quân Đề Thám. Chủ nhà hay làm một món chả cá rất ngon đãi khách, lâu dần thành quen, những vị khách ấy đã giúp gia đình mở một quán chuyên bán món ăn ấy, vừa để nuôi sống gia đình, vừa làm nơi tụ họp. Lâu dần, hai tiếng 'Chả Cá' được gọi thành tên phố. Trong nhà hàng luôn bày một ông Lã Vọng – Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá – biểu tượng của người tài giỏi nhưng đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà hàng và cũng là của món ăn. Bí quyết làm chả cá chỉ truyền lại cho người con cả họ Đoàn.
Cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm, đặc biệt nhất và cũng vô cùng hiếm hoi là chả làm từ cá Anh Vũ. Không có cá lăng thì có thể dùng đến cá nheo, cá quả, nhưng cá nheo thì thịt bở hơn và cá quả thì nhiều xương dăm hơn nên không ngon bằng cá lăng. Thịt cá phải lạng từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than hoa hồng rực đặt ngay trên bàn ăn của khách. Người nướng phải khéo sao cho cá chín vàng đều hai bên sau đó gỡ ra bát, rưới mỡ đang sôi lên trên. Ăn chả phải ăn nóng, kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm, vắt nhiều chanh tươi đánh sủi lên rồi tra thêm một chút tinh cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng.
Có hai cách ăn phổ biến: Thứ nhất, cho cá đã nướng vào chảo mỡ, bỏ hành và rau thì là vào. Khi rau chín tái thì gắp ra ăn với bún, rau thơm, đậu phộng rang và mắm tôm đã pha chế theo cách cho một ít bún vào bát, cho rau và một vài miếng chả cá lên trên, rắc ít lạc rang, rưới chút mắm tôm rồi trộn ăn. Khi ăn mùi mắm tôm quyện với vị ngọt của cá, mùi rau và vị bùi của lạc rang. Do có nhiều mỡ nên khi ăn phải kèm theo cuống hành tươi chẻ nhỏ ngâm qua dấm pha loãng. Cách thứ hai đó là cho chả cá, hành và rau vào bát, rưới nước mỡ đang sôi và dùng ngay, có thể ăn kèm với bánh đa nướng. Cách ăn này làm vừa đủ ăn nếu không cá sẽ nguội, mất ngon.
Ngoài hai cách trên, một số người có thể cho cả bún vào chảo và đảo nhanh với cá, thì là, hành hoa sau đó trút ra bát ăn. Ăn cách này rất nóng ngon nhưng hơi nhiều mỡ. Món này có thể nhắm với rượu và hợp với tiết trời lạnh. Với trời nóng thì, để cho đỡ ngán, thực khách thường uống bia.
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Bài số 4
Vào thời kỳ Pháp thuộc, tại số nhà 14 phố Hàng Sơn (nay là phố Chả Cá) có một gia đình yêu nước họ Đoàn có tài làm món chả cá rất ngon sống tại đây. Đặc biệt tại ngôi nhà này, nghĩa quân Đề Thám đã được vị chủ nhà cưu mang và giúp đỡ rất nhiều để thoát được khỏi tay giặc Pháp.
Họ có bí quyết làm món chả cá gia truyền và rất hiếu khách nên nghĩa quân Đề Thám có cơ hội được thưởng thức món ăn nhiều lần. Để tỏ lòng biết ơn, những vị khách này đã mở một quán chuyên bán chả cá cho gia đình họ Đoàn. Quán chả cá được mở ra là vừa để giúp gia đình họ nuôi sống bản thân lại vừa là nơi nghĩa quân có thể gặp nhau.
Trong quán chả cá có bày một ông Lã Vọng – Khương Tử Nha đang ngồi bó gối câu cá. Khương Tử Nha là mội người tài giỏi nhưng đang chờ thời chờ thế để làm nghiệp lớn. Đó chính là lí do tại sao cái tên chả cá Lã Vọng được ra đời và tên quán ăn cũng trở thành tên món ăn được lưu danh muôn đời.
Cái độc lạ của chả cá Lã Vọng
Loại cá được lựa chọn cho món ăn này phải là cá lăng tươi vì nó ít xương, thịt ngọt và thơm hơn các loại cá khác. Trước đây gia đình họ Đoàn có sử dụng cá Anh Vũ ở ngã ba sông Bạch Hạc của thành phố Việt Trì, Phú Thọ để chế biến nhưng loại cá này theo mùa và vô cùng đắt, quý hiếm. Thay vào đó, những loại cá đại trà được thay thế như cá lăng, cá quả, cá quả sẽ được dùng làm chả cá.
Sau khi rửa sạch cá thì người đầu bếp sẽ dùng dao lạng hai bên sườn cá, thái từng thớ thịt cá mỏng vừa đủ rồi ướp với nhiều loại gia vị như: riềng, mè, nước mắm, nghệ, hạt tiêu, vv.
Sau khi cá được tẩm ướp ít nhất 2 giờ đồng hồ sẽ được kẹp vào que tre rồi nướng trên bếp than hồng rực. Cá phải được nướng vàng đều cả 2 mặt, không được quá xém hay cháy như vậy món cá sẽ mất ngon.
Cách ăn chả cá Lã Vọng
Khi chuẩn bị thưởng thức chả cá Lã Vọng, những kẹp cá được nướng chín vàng ươm sẽ được trút vào trong chảo mỡ đang sôi lép bép. Những loại rau được ăn kèm gồm thìa là và hành hoa cắt khúc dài. Nhiều thực khách có thể không biết nhưng gia đình họ Đoàn sử dụng mỡ chó để chế biến món chả cá Lã Vọng.
Ăn món này phải ăn ngay khi còn nóng và ăn kèm với bánh đa vừng nướng giòn, bún rối, lạc rang bùi bùi, rau mùi, húng láng, thìa là, hành củ tươi chẻ nhỏ. Gom tất cả những thứ này trong đũa rồi chấm vào bát mắm tôm đã được pha với chanh sao cho sủi bọt tăm. Trong bát mắm tôm mà có thêm chút tinh dầu cà cuống và vài giọt rượu trắng thì càng tuyệt.
Vị ngọt, thơm của cá cùng các loại rau và gia vị quyện cùng mùi thơm đặc trưng của mắm tôm làm thực khách ăn mãi mà không dừng đũa được. Tiếng dầu mỡ trong chảo kêu lép ba lép bép rất vui tai, khi cho cá và rau ăn kèm chỉ nên đảo sơ qua một chút chứ không nên đảo lâu sẽ không ngon nữa.
Cho đến tận ngày hôm nay có rất nhiều quán chả cá Lã Vọng nổi lên nhưng rất ít trong số đó giữ được hương vị chuẩn và đúng chất nhất.
Vũ Hường tổng hợp